Mỹ cho phép nguồn cung dầu từ Sakhalin-2 đến Nhật Bản tới năm sau

15:43 | 28/06/2024

|
(PetroTimes) - Mỹ đã cấp phép để dầu từ dự án Sakhalin-2 được cung cấp cho Nhật Bản cho đến ngày 28/6/2025, theo giấy phép chung cập nhật do Bộ Tài chính Mỹ công bố.
Giá dầu hôm nay (28/6): Dầu thô tăng trở lạiGiá dầu hôm nay (28/6): Dầu thô tăng trở lại
Bản tin Năng lượng Quốc tế 28/6: Ông lớn dầu khí Ý bán tài sản thượng nguồn tại AlaskaBản tin Năng lượng Quốc tế 28/6: Ông lớn dầu khí Ý bán tài sản thượng nguồn tại Alaska
Mỹ cho phép nguồn cung dầu từ Sakhalin-2 đến Nhật Bản tới năm sau
Dự án dầu khí Sakhalin-2. (Nguồn: Shell)

Tất cả các giao dịch bị cấm theo quyết định ngày 21/11/2022 liên quan đến vận chuyển dầu thô bằng đường biển có nguồn gốc từ dự án Sakhalin-2, đều được cấp phép đến 12:01 sáng giờ miền Đông, ngày 28/6/2025, với điều kiện dầu của Sakhalin-2 chỉ được nhập khẩu vào Nhật Bản.

Trong khi đó, giấy phép chung không cho phép bất kỳ giao dịch nào mà bị cấm theo các hạn chế đối với Nga được áp đặt trước đó, trừ khi được chính quyền Mỹ cho phép riêng.

Năm 2022, Nga quyết định kiểm soát dự án Sakhalin-1 và Sakhalin-2. Trong vòng một tháng, những người tham gia nước ngoài vào các dự án này được yêu cầu thông báo cho Moscow, nếu họ đồng ý nắm quyền sở hữu cổ phần trong các công ty mới điều hành những dự án này.

Nhật Bản là nước nhập khẩu LNG lớn nhất thế giới và nhận trung bình khoảng 9% tổng lượng nhập khẩu loại nhiên liệu này từ Nga. Khối lượng này cung cấp khoảng 3% lượng điện ở Nhật Bản, nền kinh tế lớn thứ ba thế giới. Tokyo nhiều lần nhấn mạnh tầm quan trọng của các dự án Sakhalin-2 và Sakhalin-1 đối với an ninh năng lượng của đất nước, do đó các công ty Nhật Bản vẫn tiếp tục tham gia vào những dự án này, ngay cả sau khi Liên bang Nga quyết định chuyển những dự án này vào danh sách quyền tài phán của Nga. Theo những điều kiện này, Nhật Bản đã đồng ý với các đối tác G7 - những nước đang áp đặt các lệnh trừng phạt chống lại Moscow, miễn áp dụng chính sách trần giá dầu cho dầu được khai thác ở dự án Sakhalin 2.

Chính sách giới hạn giá

Vào ngày 5 tháng 12 năm 2022, lệnh cấm vận của Liên minh Châu Âu đối với nguồn cung dầu bằng đường biển từ Nga có hiệu lực. Các nước G7, EU và Australia đã đưa ra mức giá trần đối với dầu vận chuyển bằng đường biển của Nga ở mức 60 USD/thùng đối với các tàu và vùng lãnh thổ trực thuộc của họ. Từ ngày 5 tháng 2 năm 2023, các hạn chế tương tự bắt đầu được áp dụng đối với các sản phẩm dầu mỏ từ Nga. Chi phí tối đa được ấn định ở mức 100 USD và 45 USD/thùng, tùy thuộc vào loại sản phẩm dầu mỏ. Những thay đổi đối với các hạn chế này cần có sự đồng ý của tất cả các quốc gia EU và thành viên G7.

Như Phó Thủ tướng Nga Alexander Novak đã tuyên bố vào ngày 13 tháng 10 năm 2022, Moscow sẽ không cung cấp dầu cho các quốc gia đang cố gắng hạn chế giá thành của sản phẩm này thông qua việc sử dụng trần giá, đồng thời nói thêm rằng giá phải được hình thành theo phương pháp thị trường, dựa trên quy luật cung cầu.

Yến Anh

Tass