Bản tin Dầu khí 10/2: Nga, Ả Rập Xê-út hưởng lợi từ chính sách hạn chế dầu mỏ của ông Biden

08:28 | 10/02/2021

|
(PetroTimes) - PetroTimes xin gửi đến Quý độc giả những tin tức mới nhất về ngành Dầu khí thế giới.
Bản tin Dầu khí 9/2: Venezuela bỏ tù hai cựu quản lý PDVSABản tin Dầu khí 9/2: Venezuela bỏ tù hai cựu quản lý PDVSA
Bản tin Dầu khí ngày 8/2: CNOOC tăng chi tiêu vốn trong năm 2021Bản tin Dầu khí ngày 8/2: CNOOC tăng chi tiêu vốn trong năm 2021

1. Ả Rập Xê-út gần đây đã đại tu vai trò của ngân hàng trung ương nước này, trong một động thái có thể đánh dấu sự thúc đẩy kế hoạch lớn của Thái tử Mohammed bin Salman nhằm tái đầu tư nguồn thu từ dầu mỏ vào các dự án đa dạng hóa.

Hồi tháng 11 năm ngoái, Quốc vương Ả Rập Xê-út Salman bin Abdulaziz Al-Saud đã thông qua luật mới, theo đó đổi tên Cơ quan tiền tệ Ả Rập Xê-út thành Ngân hàng Trung ương Ả Rập Xê-út và sẽ trực tiếp báo cáo hoạt động với Quốc vương.

2. Mức dự trữ khí đốt của Đức thấp hơn so với mức bình thường vào đầu tháng 2. Lý do chính cho điều này là do dòng chảy của đường ống dẫn khí đốt tự nhiên từ tập đoàn Gazprom của Nga, đặc biệt là tại điểm trung chuyển Velke ở Cộng hòa Séc, Đức.

Theo dữ liệu từ Cơ sở hạ tầng khí đốt châu Âu, kho lưu trữ của Đức đã đầy 40,6% vào ngày 7/2.

Nhà phân tích của ngân hàng Commerzbank, Eugen Weinberg nói với Der Spiegel răng, đây là một con số thấp vào đầu tháng mùa đông, tuy nhiên tình hình dự trữ khí đốt của Đức không quá nghiêm trọng.

3. Mới đây, một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Mỹ đã bình luận về các tin tức tại truyền thông châu Âu, cho rằng Mỹ có thể sớm gỡ bỏ các lệnh trừng phạt nhằm vào dự án Nord Stream-2 sau khi họ chấp nhận đàm phán với Đức. Theo đó, phát ngôn viên tại Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết, khả năng gỡ bỏ trừng phạt Nord Stream-2 là không thể.

Quan chức này nói, Mỹ quan tâm đến việc duy trì an ninh năng lượng tập thể của châu Âu và có quyền áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với những người tìm cách hoàn thành hoặc chứng nhận dự án đường ống dẫn khí Nord Stream-2 của Nga.

4. Ngày càng có nhiều quốc gia phương Tây đặt mục tiêu không phát thải ròng vào năm 2050. Việc chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden thúc đẩy hạn chế khai thác dầu và khí đốt trên đất liền và vùng biển liên bang có thể sẽ mang lại lợi ích cho các công ty dầu mỏ lớn nhất của Nga và tập đoàn dầu mỏ khổng lồ Aramco của Ả Rập Xê-út, các nhà phân tích và quản lý danh mục đầu tư nói với Bloomberg.

Trong khi nhiều nước lớn đang đặt ra mục tiêu xây dựng lại nền kinh tế xanh hơn, thế giới sẽ vẫn cần tới dầu và người hưởng lợi, ít nhất là trong ngắn hạn, sẽ là các công ty dầu ở các quốc gia không cam kết mục tiêu không phát thải ròng và các công ty dầu mỏ lớn đang tăng gấp đôi sản lượng khai thác dầu.

Bình An