Trung Quốc đặt mục tiêu hệ thống năng lượng trung hòa carbon đến năm 2060:

Kỳ VIII: Các thành phố là vườn ươm đổi thay

14:00 | 07/02/2024

|
Đẩy nhanh tốc độ chuyển đổi để phù hợp với kịch bản Sky 1.5 sẽ đòi hỏi sự hợp tác chưa từng có để tạo ra một chu kỳ thay đổi về mặt đạo đức giữa các nhóm chủ chốt sau: Các chính phủ có vai trò tạo ra một khuôn khổ chính sách hỗ trợ, các doanh nghiệp đổi mới để phát triển các sản phẩm và dịch vụ carbon thấp mới cũng như các mô hình kinh doanh hỗ trợ và người tiêu dùng yêu cầu các sản phẩm cùng giải pháp carbon thấp.
Kỳ VIII: Các thành phố là vườn ươm đổi thay

Doanh nghiệp cung cấp năng lượng phải đồng hành cùng doanh nghiệp trong các lĩnh vực sử dụng năng lượng, từ vận tải biển đến tài chính, hàng không đến hóa chất, sắt thép đến xi măng. Toàn bộ hệ sinh thái trong từng lĩnh vực của nền kinh tế sẽ cần phải hợp tác cùng nhau để theo đuổi lộ trình phát thải ròng bằng 0. Điều này đặc biệt đúng đối với các lĩnh vực khó giảm phát thải hơn trong lĩnh vực vận tải và công nghiệp nặng. Không giống như sản xuất điện và vận tải hành khách đường bộ, hành trình loại bỏ carbon trong các lĩnh vực khó giảm phát thải chỉ mới bắt đầu. Những lĩnh vực này không chỉ khó điện khí hóa hơn do nhu cầu về nhiệt lượng và nhiên liệu đậm đặc năng lượng mà còn các giải pháp tiềm năng cũng khác nhau tùy theo từng ngành.

Việc đẩy nhanh tốc độ chuyển đổi sẽ đòi hỏi phải đầu tư đồng thời vào tất cả các giai đoạn của chuỗi giá trị như ngành sắt thép: Các nhà sản xuất thiết bị cần đầu tư vào công nghệ dùng bằng năng lượng carbon thấp như hydrogen; chủ nhà máy cán thép cần nâng cấp quy trình sản xuất; chủ sở hữu cơ sở hạ tầng cần phát triển các phương tiện vận chuyển và lưu trữ hydrogen cần thiết; và các nhà cung cấp nhiên liệu cần phát triển nguồn cung cấp hydrogen carbon thấp đầy đủ. Đây là sự khởi đầu tuần tự mà các công nghệ sáng tạo mới thường được phát triển, triển khai và phổ biến.

Trong khi các lĩnh vực riêng lẻ có vị trí tốt nhất để xác định các con đường hướng tới lượng phát thải ròng bằng 0 cũng như các khoản đầu tư cần thiết để hỗ trợ thì chỉ riêng các chính phủ mới có tính hợp pháp, nhiệm vụ và đưa ra chính sách đòn bẩy để loại bỏ các trở ngại ngăn cản sự tiến bộ. Do đó, chính sách của chính phủ là không thể thiếu để đảm bảo những giải pháp như vậy được hỗ trợ một cách rộng rãi.

Ở Trung Quốc hiện có mối liên kết chặt chẽ giữa chính phủ và các doanh nghiệp nhà nước (SOE). Kế hoạch 5 năm lần thứ 14 đã yêu cầu rõ ràng các SOE thúc đẩy triển khai các công nghệ mới tiết kiệm năng lượng, carbon thấp và thân thiện với môi trường. Các công ty cả công lẫn tư nhân đang bắt đầu hành động để cắt giảm lượng khí thải nhà kính. Ví dụ, hãng Sinopec là doanh nghiệp năng lượng SOE lớn thứ hai toàn quốc, năm 2021 đã công bố mục tiêu hoàn thành trung hòa carbon vào năm 2050 thông qua việc xoay tua danh mục đầu tư của mình vào khí đốt tự nhiên trong ngắn hạn và hydrogen xanh trong dài hạn. Công ty Baosteel, nhà sản xuất thép lớn nhất đất nước, cũng đã cam kết đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 khi tập trung vào sản xuất sắt thép dựa trên hydrogen.

Các liên minh hành động theo ngành sẽ rất cần thiết để đẩy nhanh tiến độ trong thập kỷ này trong các lĩnh vực khó giảm phát thải hơn, đặc biệt là trong các ngành công nghiệp nặng đòi hỏi khoản vốn đầu tư cao. Các liên minh này cần bao gồm các công ty tư nhân và công cộng trong hệ sinh thái cung cấp năng lượng và sử dụng cuối cùng và được chính phủ hỗ trợ.

Xu hướng đô thị hóa có nghĩa là các thành phố đóng vai trò quan trọng đối với sự thành công của quá trình chuyển đổi năng lượng của một quốc gia. Đây được coi là mô hình thu nhỏ của quá trình chuyển đổi năng lượng xã hội rộng lớn hơn, đồng thời minh chứng cho những cơ hội và thách thức mà nó đem lại. Để đạt được tiến bộ với tốc độ nhanh chóng đòi hỏi: Hợp tác xuyên biên giới về năng lượng, môi trường, di chuyển và các dịch vụ đô thị khác; các đối tác phi truyền thống bao gồm người dân, người tiêu dùng, chính quyền các cấp và nhiều nhà khai thác khu vực tư nhân cung cấp dịch vụ đô thị; và những phương cách hợp tác và hội tụ mới để cung cấp các dịch vụ đô thị tích hợp, bao gồm cả năng lượng.

Từ năm 2000 đến năm 2020, tỷ lệ dân số Trung Quốc sinh sống ở các thành phố đã tăng từ mức 36% lên hơn 60%, và dự kiến ​​sẽ vượt quá 75% (2050). Đối với phần lớn dân số, nhu cầu công nghiệp và năng lượng của đất nước tập trung ở khu vực thành thị thì quá trình loại bỏ carbon ở các thành phố sẽ là chìa khóa để đạt được mục tiêu trung hòa cacbon vào năm 2060.

Các thành phố hiện đã và đang thực hiện các biện pháp dẫn dắt thông qua việc có hơn 60 thành phố đã cam kết đạt mức phát thải đỉnh trước năm 2025, tức sớm hơn 5 năm so với mục tiêu quốc gia đã đề ra. Thành phố Thượng Hải đã cam kết đạt mức phát thải đỉnh vào năm 2025; thủ đô Bắc Kinh đang đặt mục tiêu đạt mức phát thải đỉnh trong khoảng thời gian từ năm 2021 đến 2023 sau đó sẽ giảm dần. Được coi là một phần trong cam kết đạt mức phát thải đỉnh, 25 thành phố khác đã đặt ra các mục tiêu về năng lượng tái tạo cũng như các chính sách dành cho 321 triệu người, tương đương 38% dân số đô thị của Trung Quốc.

Các thành phố cũng đang đi đầu trong việc triển khai pin nhiên liệu điện dùng cho phương tiện giao thông và xe buýt, như là một phần trong chiến lược cấp tỉnh nhằm phát triển nền kinh tế hydrogen. Các thành phố Thâm Quyến, Bắc Kinh và Quảng Châu là ba thành phố dẫn đầu thế giới về doanh số bán xe điện chở khách (2019). Năm 2018, Quảng Châu đã chuyển đổi toàn bộ đội xe gồm 11.220 xe buýt công sang xe điện với sự hợp tác của nhiều đối tác. Các thành phố khác như Quảng Châu, Thượng Hải và Thâm Quyến đều là trung tâm hoạt động công nghiệp cũng như là nơi đặt một số cảng hàng không và cảng biển nhộn nhịp nhất trên thế giới, có tiềm năng thúc đẩy cắt giảm phát thải đáng kể ở một số lĩnh vực khó giảm phát thải nhất. Các khu công nghiệp với cơ sở hạ tầng tương đối tập trung và mức tiêu thụ năng lượng cao, là mảnh đất màu mỡ để chính quyền thành phố khuyến khích các hệ sinh thái carbon thấp, phát triển sôi động bằng các giải pháp tích hợp.

Nắm bắt những cơ hội này sẽ mang lại lợi ích kép cho các thành phố trong nước, nơi không chỉ có thể đóng góp đáng kể cho mục tiêu trung hòa carbon của Trung Quốc vào năm 2060 mà còn đóng vai trò là vườn ươm và trình diễn các công nghệ sáng tạo mới cũng như phương thức hợp tác làm việc, góp phần tạo ra các cơ hội kinh tế mới cho người dân địa phương.

Các hành động để tiến triển trong thập kỷ này: (1) Đầu tư vào mạng lưới điện dựa trên năng lượng tái tạo, đáng tin cậy. (2) Định vị Trung Quốc là quốc gia dẫn đầu thị trường về sản xuất carbon thấp. (3) Công nghệ thí điểm biến đổi ngành công nghiệp nặng thông qua hydrogen, năng lượng sinh học và CCUS. (4) Bắt đầu quá trình chuyển đổi có trật tự khỏi than đá. (5) Đẩy nhanh hành động thông qua các chính sách tổng hợp, các liên minh ngành và các thành phố như những vườn ươm của sự thay đổi.

Nhận xét - Kết luận

Xây dựng một hệ thống năng lượng phát thải ròng bằng 0 ở Trung Quốc vào năm 2060 là một nhiệm vụ cực kỳ thách thức, đặc biệt là vì nền kinh tế Trung Quốc do nhu cầu cao về năng lượng, sẽ tiếp tục phát triển ngay cả khi nước này tìm cách cắt giảm lượng carbon.

Bản phác thảo kịch bản này vạch ra một lộ trình duy nhất để đạt được mức phát thải ròng bằng 0 trong hệ thống năng lượng vào năm 2060 dựa trên đánh giá tốt nhất của hãng Shell về tiềm năng kinh tế-kỹ thuật của các công nghệ và nhiên liệu carbon thấp khác nhau. Các biến thể của con đường này có thể xảy ra tùy thuộc vào ưu tiên chính sách và xã hội song các lựa chọn về công nghệ và nhiên liệu cơ bản vẫn giữ nguyên.

Các yếu tố chính của hệ thống năng lượng trung hòa carbon được trình bày trong bản phác thảo này là:

- Sản xuất điện cho mục đích sử dụng cuối cùng tăng gấp ba lần từ 20 EJ (2020) lên hơn 60 EJ (2060). Tỷ trọng năng lượng cuối cùng tăng 2,5 lần từ mức 23% hiện nay lên gần 60% (2060);

- Điện để sản xuất hydrogen sẽ tăng thêm 25% nhu cầu điện vào năm 2060. Hệ thống điện tổng thể (cho mục đích sử dụng cuối cùng và sản xuất hydrogen) tăng gần gấp bốn lần quy mô hiện nay;

- Cơ cấu điện năng chuyển từ khoảng 65% được tạo ra bởi nhiên liệu hóa thạch sang năng lượng tái tạo chiếm ưu thế, trong số này có tới 80% được tạo ra bởi điện gió và mặt trời vào năm 2060. Mọi nhiên liệu hóa thạch còn lại trong sản xuất điện đều được trang bị CCUS;

- Tỷ lệ hydrogen tăng từ mức không đáng kể hiện nay lên khoảng 16% mức tiêu thụ năng lượng cuối cùng vào năm 2060, chủ yếu do được sử dụng làm nhiên liệu cho công nghiệp và vận tải đường dài;

- Việc sử dụng tài nguyên sinh học (sinh khối thương mại và nhiên liệu sinh học lỏng) tăng từ khoảng 2 EJ hiện nay lên gần 17 EJ vào năm 2060. Việc sử dụng sinh khối dân cư giảm, trong khi đó việc sử dụng sinh khối thương mại (chủ yếu trong công nghiệp và sản xuất điện, bao gồm cả CCS) lại tăng lên đáng kể;

- Hiệu quả sử dụng năng lượng tiếp tục được cải thiện, đặc biệt là trong công nghiệp giao thong, cơ sở hạ tầng đô thị tích hợp và carbon thấp và điện khí hóa. Mức độ năng lượng của nền kinh tế giảm gần một nửa từ năm 2020 đến năm 2060;

- Tổng mức tiêu thụ năng lượng cuối cùng sẽ giảm khoảng 39% vào năm 2060 so với mức bình thường nhờ hiệu quả sử dụng năng lượng tăng đáng kể;

- Giá carbon (chính thức và/hoặc giả định) tăng lên khoảng 300 nhân dân tệ/tấn CO₂ (2030) và lên tới 1.300 nhân dân tệ/tấn CO₂ (2060);

- Việc loại bỏ carbon thông qua CCUS đóng một vai trò quan trọng trong việc đạt được mức phát thải ròng bằng 0 trong ngành năng lượng của Trung Quốc vào năm 2060, đạt hơn 1,3 Gt CO₂ hàng năm vào năm 2060, bao gồm 0,6 Gt lượng phát thải CO₂ âm từ BECCS.

Bằng cách chuyển đổi hệ thống năng lượng, Trung Quốc có cơ hội trở thành nước tiên phong thịnh vượng trong việc triển khai các công nghệ và nhiên liệu năng lượng sạch và giữ vị ttrí thuận lợi để trở thành quốc gia dẫn đầu toàn cầu về các công nghệ và giải pháp năng lượng mới, điều này có thể giúp giải quyết các thách thức trong nước và quốc tế.

Nhằm đạt được tiến bộ nêu trên thì sẽ đòi hỏi có các hành động phối hợp của doanh nghiệp và chính phủ trung ương để nắm bắt cơ hội và quản lý các tác động theo hướng tối đa hóa lợi ích cho xã hội của Trung Quốc. Ngược lại, điều này cũng sẽ thúc đẩy sự ủng hộ và nhiệt tình của người tiêu dùng và người dân đối với những tiến bộ hơn nữa trong quá trình chuyển đổi năng lượng được giám sát một cách chặt chẽ của Trung Quốc.

Trung Quốc trở thành nhà vô địch về năng lượng tái tạo như thế nào?

Trung Quốc trở thành nhà vô địch về năng lượng tái tạo như thế nào?

Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) đã công bố thông tin đáng khích lệ trong cuộc chiến chống lại sự nóng lên toàn cầu: vào năm 2023, thế giới sẽ có một “bước nhảy vọt lớn” về việc lắp đặt điện tái tạo, gồm năng lượng gió và mặt trời, với hơn 50% số lượng lắp đặt so với năm 2022. Và Trung Quốc là quốc gia đang thúc đẩy sự tăng trưởng lịch sử về năng lượng tái tạo.

Tuấn Hùng

Shell