Làm sao để một quốc gia vừa khai thác dầu khí lại có thể trung hòa carbon?

16:11 | 11/04/2024

|
(PetroTimes) - Ý tưởng này được bảo vệ bởi Guyana, quốc gia láng giềng của Brazil và Venezuela, nơi đã bắt đầu khai thác mỏ hydrocarbon ngoài khơi vào cuối năm 2019.
Làm sao để một quốc gia vừa khai thác dầu khí lại có thể trung hòa carbon?
Công viên Quốc gia Kaieteur ở Guyana nhìn từ trên không, tháng 9 năm 2022. Ảnh AFP/Patrick Fort

Gần đây, khi được nhà báo BBC hỏi về tác động khí hậu của tham vọng dầu mỏ này, Tổng thống Guyana, Mohamed Irfaan Ali, đã trả lời rằng: “Chúng tôi đã nỗ lực để khu rừng lưu trữ 19,5 tỷ tấn carbon này tồn tại và thế giới đang được hưởng lợi miễn phí từ nó. Ngay cả khi chúng tôi khai thác tất cả tài nguyên dầu khí hiện có, Guyana sẽ vẫn trung hòa carbon”.

Một nghiên cứu từ Đại học Guyana ủng hộ nhận xét của ông. Lượng phát thải từ ngành năng lượng vào năm 2027 sẽ chỉ chiếm tối đa 11% lượng carbon ở quốc gia được bao phủ bởi rừng nhiệt đới Amazon này.

Kết luận này khiến Michael Lazarus, nhà nghiên cứu cao cấp tại Viện Môi trường Stockholm (SEI) ngạc nhiên. “Thật vô lý”,ông đánh giá. “Không có mối liên hệ nhân quả giữa hai điều này. Dầu không thể hỗ trợ cho rừng. Đó chỉ là một sự trùng hợp ngẫu nhiên về mặt địa lý”.

Phát thải theo lãnh thổ

Mục tiêu của năm 2050 là “trung hòa” carbon, nghĩa là tất cả lượng khí thải có thể được hấp thụ bằng các “bể hấp thụ” tự nhiên hoặc bằng công nghệ. Thế nhưng vẫn sẽ có nhiều sai sót trong phương pháp tính toán. Chỉ những phát thải liên quan đến sản xuất dầu mới được tính đến, ví dụ như những phát thải do đốt dầu. Wolfgang Cramer, giám đốc nghiên cứu của CNRS, nhấn mạnh rằng khí nhà kính thải ra từ quá trình đốt cháy hydrocarbon xuất khẩu từ Guyana sẽ “không được tính đến”.

Guyana sẽ không đi chệch hướng. Nhà nghiên cứu từ Viện Đa dạng sinh học và Sinh thái Địa Trung Hải, cho biết thêm: “Na Uy hoặc Ả Rập Saudi cũng thực hiện tính toán tương tự”. Ông Michael Lazarus tin rằng: “Đây là phương pháp có tính logic, giúp hạn chế việc tính cùng một lượng khí thải hai lần” trong trường hợp nhập khẩu hoặc xuất khẩu. Nhược điểm là điều này không thể phản ánh áp lực khí hậu thực tế của một quốc gia. Nhà nghiên cứu SEI tiếp tục: “Trách nhiệm sẽ được chia sẻ giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng”.

Vấn đề pháp lý

Sébastien Treyer, Tổng Giám đốc Viện Phát triển bền vững và Quan hệ quốc tế (Iddri)giải thích: “Đối với việc đo lường các bể chứa carbon, mặc dù việc bảo tồn rừng là rất quan trọng nhưng cần phải phân biệt giữa việc “duy trì” trữ lượng CO2 và “thu giữ thành công carbon để bù đắp lượng khí thải CO2 ở nơi khác”. Hơn nữa, “các thông số kỹ thuật đã được IPCC công bố về phương pháp tính toán. Điều này đòi hỏi phải có sự quản lý rừng tích cực”, Wolfgang Cramer nhận xét.

“Đây không phải là cốt lõi của vấn đề, trọng tâm của vấn đề là vềpháp lý”, Sébastien Treyer nói. “Hiện nay, đất nước này đóng góp rất ít vào phát thải khí nhà kính và có trình độ phát triển thấp. Do đó, việc ngăn chặn quốc gia này sử dụng nguồn dầu mỏ trong nước là điều cực kỳ khó khăn”, ông chỉ ra. Đặc biệt là “Mỹ, Na Uy, Vương quốc Anh và các nước vùng Vịnh vẫn sẽ tiếp tục phát triển các mỏ dầu mới”.

Guyana, quốc gia đứng thứ 108 về chỉ số phát triển con người, đã chứng kiến ​​tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng vọt kể từ khi bắt đầu khai thác dầu. GDP đã tăng 63,4% vào năm 2022. Do đó, ông Sébastien Treyer tin rằng “chúng ta phải tìm một giải pháp khác để giúp nước này phát triển mà không nhất thiết phải sử dụng hết dầu mỏ”. Một giải pháp mà tổng giám đốc Iddri cho là sẽ “có xu hướng tách rời” khỏi vấn đề bảo vệ rừng. Về khía cạnh này, một công cụ tài trợ cho việc bảo tồn chúng đã được thảo luận tại COP28 đối với một số quốc gia, bao gồm cả Congo-Brazzaville.

CEO ExxonMobil “hiến kế” để thế giới đạt trung hoà carbon vào năm 2050CEO ExxonMobil “hiến kế” để thế giới đạt trung hoà carbon vào năm 2050
Đức đang trên đà đạt được mục tiêu phát thải năm 2030Đức đang trên đà đạt được mục tiêu phát thải năm 2030
Anh sẽ không phê duyệt dự án dầu khí nếu các nhà khai thác không tuân theo chỉ thị giảm phát thảiAnh sẽ không phê duyệt dự án dầu khí nếu các nhà khai thác không tuân theo chỉ thị giảm phát thải

Anh Thư

AFP