Trung Quốc đặt mục tiêu hệ thống năng lượng trung hòa carbon đến năm 2060:

Kỳ VII: Khung chính sách toàn diện, liên kết và đáng tin cậy

14:00 | 02/02/2024

|
Chính sách đóng vai trò cơ bản trong việc thúc đẩy quá trình chuyển đổi năng lượng phát thải ròng bằng 0, điều này có thể tăng tốc độ phát triển, thương mại hóa và phổ biến công nghệ, cải thiện tính kinh tế của hàng hóa và dịch vụ carbon thấp và giúp xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu cũng như quản lý các tác động kinh tế-xã hội rộng hơn của quá trình chuyển đổi và liên kết các liên minh ngành để hành động nhằm đạt được tốc độ chuyển đổi cần thiết.
Kỳ VII: Khung chính sách toàn diện, liên kết và đáng tin cậy

Ba kịch bản “Chuyển đổi năng lượng toàn cầu của hãng Shell là Waves, Islands and Sky1.5” đã xác định “tốc độ chuyển đổi” là yếu tố quyết định liệu các mục tiêu của Thỏa thuận Paris có đạt được hay không? Cả ba kịch bản trên đều đạt được tiến bộ trong quá trình chuyển đổi năng lượng dựa vào một bộ công nghệ và nhiên liệu carbon thấp tương tự để loại bỏ carbon. Điểm khác biệt chính giữa ba nền tảng này nằm ở tốc độ triển khai: kịch bản Sky 1.5, được thúc đẩy bởi ba yếu tố tăng tốc liên kết, chính sách thông minh và các nhà lãnh đạo tiên phong. Đây chính là công cụ duy nhất đủ nhanh để đáp ứng mục tiêu giữ trái đất nóng lên không quá 1,5°C của Thỏa thuận Paris. Trong bối cảnh này, chính sách công đóng vai trò rất cơ bản.

Thực hiện quá trình chuyển đổi năng lượng sẽ đòi hỏi phải thực hiện sự tiếp cận chính sách toàn diện đối với nền kinh tế, chẳng hạn như đặt ra các mục tiêu quốc gia mang tính ràng buộc, giá carbon cao cũng như các khoản đầu tư cần thiết để điện khí hóa nền kinh tế.

Tuy nhiên, cách tiếp cận chính sách tổng thể này sẽ cần nhận được hỗ trợ bởi các chính sách cụ thể theo từng ngành cụ thể để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi năng lượng, đặc biệt là trong các lĩnh vực khó khăn nhất. Các giải pháp công nghệ, nhiên liệu và cơ sở hạ tầng tiềm năng khác nhau giữa các lĩnh vực này vẫn còn có một khoảng cách xa so với thương mại hóa ngày nay.

Điểm cuối cùng, để đạt được tiến bộ với tốc độ nhanh chóng thì sẽ đòi hỏi phải giải quyết những xung đột và xáo trộn xã hội mà quá trình chuyển đổi năng lượng tạo ra. Đi đôi với các chính sách về năng lượng và khí hậu thì cần phải có các chính sách xã hội đáng tin cậy để đảm bảo quá trình chuyển đổi năng lượng mang lại kết quả kinh tế-xã hội và môi trường tốt hơn cho tất cả mọi người, từ đó tạo ra sự hỗ trợ xã hội rộng rãi để giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu. Nội dung Hộp 7 đưa ra các yếu tố thiết yếu của khung chính sách chuyển đổi năng lượng một cách hiệu quả.

Các yếu tố của khung chính sách hiệu quả

Để thúc đẩy sự thay đổi toàn nền kinh tế: (1) Đặt ra các mục tiêu loại bỏ carbon mang tính ràng buộc với lộ trình rõ ràng để đạt được các mục tiêu nhằm giảm bớt sự không chắc chắn về chính sách và khuyến khích các khoản đầu tư cần thiết theo thời gian. (2) Tăng cường định giá carbon theo thời gian để phân bổ lại nguồn lực cho các nguồn carbon thấp; nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng của doanh nghiệp và hộ gia đình; khuyến khích các lựa chọn carbon thấp có sẵn; và thu hẹp mọi chênh lệch chi phí còn lại đối với nhiên liệu và công nghệ carbon thấp. (3) Tái thiết lập nền kinh tế bằng điện carbon thấp thông qua đầu tư vào sản xuất carbon thấp và tính linh hoạt; tối ưu hóa hiệu suất hệ thống; mở rộng và tái mở rộng mạng lưới truyền tải và phân phối điện và cơ sở hạ tầng điện khí hóa như mạng lưới sạc xe điện.

Để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi ngành: (4) Khuyến khích sự phối hợp tốt hơn trong chuỗi giá trị ngành đối với các ngành khó điện khí hóa trong giao thông vận tải (hàng không, vận tải biển và vận tải đường bộ hạng nặng) và công nghiệp (sắt thép, xi măng và hóa chất). (5) Cung cấp các ưu đãi tài chính và tài khóa có giới hạn thời gian để thúc đẩy đầu tư và thương mại hóa các phân tử carbon thấp như hydrogen, nhiên liệu sinh học và sinh khối tiên tiến. (6) Tạo ra thị trường hoặc nhu cầu ban đầu đối với các loại nhiên liệu có hàm lượng carbon thấp thông qua nhiều phương tiện khác nhau, chẳng hạn như định giá carbon theo ngành, tiêu chuẩn hiệu suất phát thải và các yêu cầu chính sách. (7) Hỗ trợ quy hoạch và đầu tư cơ sở hạ tầng để cho phép áp dụng thương mại các phân tử carbon thấp. (8) Thiết lập quản lý việc loại bỏ carbon để khuyến khích đầu tư vào CCUS và BECCS theo hướng không làm suy yếu hành động giảm nhẹ trên diện rộng hoặc chuyển dịch sang năng lượng carbon thấp.

Để tạo ra sự hỗ trợ xã hội: (9) Tạo ra các chính sách rõ ràng và có thể dự báo được để giúp cho quản lý chi phí kinh tế vĩ mô tổng thể của quá trình chuyển đổi ở mức có thể chấp nhận được. (10) Áp dụng các chính sách công bằng và bình đẳng nhằm giảm thiểu tác động khu vực, ngành và phân phối của quá trình chuyển đổi. (11) Thiết lập các chính sách minh bạch và toàn diện nhằm khuyến khích đổi mới xã hội trên diện rộng và tham gia vào quá trình thay đổi.

Trung Quốc hiện có một hệ thống quản lý chính sách và chiến lược toàn diện, bao gồm chính sách công nghiệp tổng thể về trung và dài hạn cũng như các kế hoạch 5 năm trong ngắn hạn, điều này tạo nên nền tảng vững chắc để thực hiện các mục tiêu về năng lượng và biến đổi khí hậu, giúp mang lại tính liên tục và ổn định về mặt chính sách. Đây chính là điều rất quan trọng cho việc chuyển đổi hệ thống năng lượng và nền kinh tế trong vòng 40 năm tới.

Hiện Kế hoạch 5 năm lần thứ 14 đặt ra các lĩnh vực hành động chính trong nửa đầu thập kỷ này nhằm đưa Trung Quốc vươn tới quỹ đạo trung hòa carbon vào năm 2060, bao gồm việc đặt ra các mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế-xã hội cho giai đoạn 2021-2025, giúp xây dựng các nỗ lực của những kế hoạch 5 năm trước đó nhằm cải thiện hiệu quả về năng lượng và môi trường. Ví dụ, các biện pháp tự do hóa thị trường khí đốt tự nhiên đã được đặt ra trong các kế hoạch 5 năm trước đó nhằm thay thế than đá và tăng tỷ trọng khí đốt tự nhiên sạch hơn trong hệ thống năng lượng của Trung Quốc lên mức 10% (2020) và 15% (2030).

Kỳ VII: Khung chính sách toàn diện, liên kết và đáng tin cậy

Sự tiến bộ hướng tới một nền văn minh sinh thái là một trong sáu mục tiêu kinh tế bao trùm nằm trong Kế hoạch 5 năm lần thứ 14. Trong bối cảnh này, Kế hoạch đã đặt ra một số chỉ số năng lượng và biến đổi khí hậu quan trọng: Mức cắt giảm tiêu thụ năng lượng trên một đơn vị GDP (hoặc cường độ năng lượng) là 13,5% từ năm 2021 đến năm 2025; giảm lượng khí thải CO₂ trên một đơn vị GDP (hoặc mức độ phát thải CO₂) xuống còn 18% từ năm 2021 đến năm 2025; độ che phủ rừng tăng từ mức 23,4% (2020) lên 24,1% (2025); và tăng tổng sản lượng năng lượng từ hơn 4,6 tỷ tấn than tương đương (hoặc khoảng 135 EJ), hóa thạch (than, dầu mỏ, khí tự nhiên) và năng lượng phi hóa thạch. Mặc dù tất cả bốn chỉ số liên quan đến năng lượng và biến đổi khí hậu đều có tính ràng buộc về mặt bản chất do đều đóng vai trò là chỉ số thực hiện chính trị quan trọng. Tuy vậy, Kế hoạch 5 năm lần thứ 14 cũng đề xuất tăng tỷ trọng năng lượng phi hóa thạch lên mức 20% (2025) so với 12% (2019).

Sự kết hợp giữa tham vọng và hành động sẽ cần được tăng cường một cách bền vững và có hệ thống trong suốt các kế hoạch 5 năm tiếp theo. Tuy nhiên, quá trình này tạo ra mức độ ổn định và chắc chắn về chính sách, giúp khuyến khích các hành động và đầu tư cần thiết, đồng thời giữ cho tổng chi phí của quá trình chuyển đổi chỉ ở mức tối thiểu.

Vai trò chuyển đổi chính sách công nghiệp

Để đạt được tiến bộ hướng tới trung hòa carbon và nắm bắt đầy đủ các cơ hội tạo ra sẽ đòi hỏi một chính sách công nghiệp tổng hợp và đầy tham vọng. Điều này sẽ bao gồm các hành động nhằm: Thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp mới như sản xuất tấm pin mặt trời, tua-bin gió, pin và máy điện phân hydrogen; phát triển các quy trình công nghiệp carbon thấp và chuyển đổi ngành công nghiệp nặng, chẳng hạn như thông qua sắt thép xanh được sản xuất bằng hydrogen, ứng dụng CCUS vào các cơ sở sản xuất xi măng và các hóa chất được sản xuất từ ​​năng lượng sinh học; phát triển nguồn cung cấp và chuỗi cung ứng năng lượng carbon thấp như hydrogen và năng lượng sinh học; và phát triển các giải pháp kinh doanh và tiêu dùng kỹ thuật số và carbon thấp.

Kế hoạch 5 năm lần thứ 14 cũng đã đặt ra mục tiêu rõ ràng là phát triển các ngành chiến lược mới nổi cũng như các lĩnh vực đổi mới sáng tạo quan trọng nhằm hỗ trợ các ngành tăng trưởng này trong tương lai có thể được hỗ trợ bằng chính sách công nghiệp xác lập định hướng dài hạn và đẩy nhanh quá trình chuyển đổi hệ thống năng lượng. Ví dụ, vào năm 2020, Trung Quốc đã chiếm tới 25% chi tiêu công toàn cầu dành cho R&D năng lượng và 15% chi tiêu R&D năng lượng carbon thấp. Trong khu vực tư nhân, các công ty khởi nghiệp ước tính đã tiếp nhận được 35% vốn đầu tư mạo hiểm liên quan đến năng lượng toàn cầu kể từ năm 2017.

Một chiến lược công nghiệp mang lại sự rõ ràng hơn, tập trung vào các ưu tiên chính sách năng lượng carbon thấp có thể định hướng tốt hơn các nguồn lực R&D của Trung Quốc cũng như kích thích đầu tư tư nhân cả trong và ngoài nước. Với việc triển khai chính sách công nghiệp kết hợp, Trung Quốc có thể khẳng định đây là nước dẫn đầu thị trường toàn cầu về nhiên liệu năng lượng mới, công nghệ và chuyên môn.

Tầm nhìn, sự liên kết và phối hợp chính sách mạnh mẽ

Quá trình chuyển đổi năng lượng diễn ra một cách suôn sẻ và có trật tự sang trung hòa carbon sẽ đòi hỏi mức độ phối hợp và hợp tác chưa từng có ở tất cả các cấp hoạch định chính sách trên bình diện quốc gia, tỉnh, khu đô thị và thành phố. Đặc biệt, việc điện khí hóa rộng rãi nền kinh tế sử dụng điện có hàm lượng carbon thấp là một yếu tố thiết yếu trên con đường hướng tới mục tiêu trung hòa carbon.

Để đạt được một hệ thống điện đáng tin cậy, giá cả phải chăng và carbon thấp trong vòng 40 năm tới sẽ cần có kế hoạch và đầu tư phối hợp để mở rộng và nâng cấp mạng lưới truyền tải và phân phối điện, đồng thời, điều này cũng sẽ cần sự hợp tác giữa các tỉnh thành để tối ưu hóa hệ thống điện quốc gia.

Quá trình chuyển đổi năng lượng không chỉ là một quá trình kinh tế-kỹ thuật nhằm chuyển đổi hệ thống năng lượng mà còn là một quá trình thay đổi xã hội. Ví dụ, quản lý tiến trình chuyển đổi khỏi than đá sẽ đòi hỏi tầm nhìn chính sách và tính nhất quán, chẳng hạn như bằng cách: Tích hợp các chính sách năng lượng và biến đổi khí hậu với các chính sách thị trường lao động để đào tạo lại và hướng dẫn lại người lao động; giới thiệu các chính sách giáo dục nhằm phát triển năng lực mới; và thực hiện các chính sách an sinh xã hội rộng rãi hơn để quản lý tình trạng thất nghiệp không thể tránh khỏi và nghỉ hưu sớm. Nội dung Hộp 8 đưa ra các bài học từ kinh nghiệm quốc tế về chuyển đổi khỏi than đá.

Bài học kinh nghiệm quốc tế về chuyển đổi than đá

Thách thức trong việc quản lý quá trình chuyển đổi năng lượng khỏi than đá diễn ra không chỉ riêng ở Trung Quốc mà còn ở nhiều quốc gia khác nữa như CHLB Đức, Ba Lan, Vương quốc Anh và Hoa Kỳ là những nước đã phải vật lộn triển khai với mức độ thành công khác nhau. Dựa trên kinh nghiệm của số quốc gia trên, việc quản lý thành công quá trình chuyển đổi khỏi than đá sẽ yêu cầu:

Xây dựng thỏa ước xã hội: Khoa học khí hậu đòi hỏi sự chuyển đổi năng lượng nhanh chóng song quá trình chuyển đổi nhanh hơn sẽ đe dọa khả năng của thị trường lao động địa phương trong việc thay thế việc làm bị mất do loại bỏ than đá. Các tổ chức công đoàn đã bắt đầu chuyển từ hỗ trợ bảo vệ than đá sang cách tiếp cận “chuyển đổi công bằng” nhằm đảm bảo quyền lợi của người lao động trong khi chuyển đổi sang nền kinh tế xanh.

Thật ra, sự hỗ trợ của công đoàn vẫn có thể bị đánh mất đi một khi tình trạng dư thừa lao động bắt đầu xảy ra. Tuy vậy, các cuộc đàm phán hiệu quả trở thành một công cụ mạnh mẽ thường được các nước ví như CHLB Đức sử dụng để quản lý quá trình chuyển đổi công nghiệp ở các vùng than đá nằm ở phía Tây kể từ cuối những năm 1960.

Lập kế hoạch sớm cho việc đóng cửa: Nếu kế hoạch chuyển đổi bị trì hoãn cho đến khi tình trạng dư thừa lao động hàng loạt xảy ra thì thị trường lao động sẽ không thể đáp ứng được lượng lớn lao động do bị mất việc làm. Việc lập kế hoạch sớm cho việc đóng cửa nhà máy đang bắt đầu xuất hiện ở cấp độ ngành và công ty ở một số quốc gia khác như Úc, CHLB Đức và Ý. Các kế hoạch này bao gồm đào tạo lại, hỗ trợ nghỉ hưu sớm và tái bố trí lại lực lượng lao động.

Khôi phục lại hiện trường cũng là một cách quan trọng để khôi phục môi trường địa phương, tạo sự đồng tình của cộng đồng đối với quá trình chuyển đổi năng lượng và tạo công ăn việc làm có tay nghề thấp và trung bình vào thời điểm quan trọng nhất của quá trình chuyển đổi.

Đa dạng hóa nền kinh tế khu vực: Một khi công ăn việc làm liên quan đến than đá bị cắt giảm thì một số loại công ăn việc làm có thể được chuyển sang các lĩnh vực khác như năng lượng tái tạo và CCUS. Phát triển tài nguyên sinh học có thể là một cách khác để đa dạng hóa nền kinh tế khu vực.

Tuy nhiên, việc chỉ tái cơ cấu thị trường sẽ không mang lại sự chuyển đổi công bằng. Một số vùng mỏ than đá hiện có ít triển vọng phát triển năng lượng tái tạo, CCUS hoặc năng lượng sinh học quy mô lớn, điều này dẫn đến người lao động sẽ rất khó khi chuyển sang công việc mới một cách liền mạch mà không phải di chuyển xa nhà. Mặt khác, nhiều cơ hội mới có thể đang trong giai đoạn xây dựng nên công ăn việc làm hiện tại sẽ được thay thế bằng số lượng công ăn việc làm tạm thời cao hơn.

Thiết lập các khuôn khổ chính sách toàn diện, các quỹ và thẩm quyền để tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình chuyển đổi công bằng: Điều quan trọng là các chính sách không chỉ khuyến khích hoặc hỗ trợ năng lượng carbon thấp mà còn quản lý các tác động kinh tế-xã hội của quá trình chuyển đổi.

Các quỹ đặc biệt đang được thành lập để giám sát, phát triển và thực hiện các chương trình chuyển đổi than đá. EC đã thông qua sáng kiến ​​dành cho các khu vực sử dụng nhiều than đá và carbon trong quá trình chuyển đổi, đang đầu tư vốn vào 13 khu vực mỏ than đá. CHLB Đức đã đề xuất gói tài trợ trị giá 40 tỷ euro để hỗ trợ các vùng mỏ than đá; Tây Ban Nha đã thành lập quỹ trị giá 250 triệu euro, bao gồm hỗ trợ người lao động, đa dạng hóa kinh tế và phục hồi môi trường.

Trung Quốc trở thành nhà vô địch về năng lượng tái tạo như thế nào?

Trung Quốc trở thành nhà vô địch về năng lượng tái tạo như thế nào?

Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) đã công bố thông tin đáng khích lệ trong cuộc chiến chống lại sự nóng lên toàn cầu: vào năm 2023, thế giới sẽ có một “bước nhảy vọt lớn” về việc lắp đặt điện tái tạo, gồm năng lượng gió và mặt trời, với hơn 50% số lượng lắp đặt so với năm 2022. Và Trung Quốc là quốc gia đang thúc đẩy sự tăng trưởng lịch sử về năng lượng tái tạo.

Tuấn Hùng

Shelll