Trung Quốc khó có thể từ bỏ than đúng như kế hoạch
![]() |
![]() |
![]() |
Một mỏ than tại thành phố Ngọc Lâm, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc. Ảnh Reuters |
Cơ quan Năng lượng Quốc tế cho biết công suất điện than toàn cầu phải được loại bỏ vào năm 2040, để giữ nhiệt độ trung bình toàn cầu tăng trong ngưỡng quan trọng là 1,5 độ C (2,7 độ F).
Tuy nhiên, công ty đánh giá rủi ro DNV của Na Uy cho biết trong báo cáo của mình rằng, những phát hiện của họ cho thấy mức tiêu thụ than của Trung Quốc - nước tiêu thụ than lớn nhất thế giới - sẽ chứng kiến "sự tăng trưởng nhỏ" trong hai năm tới, và sau đó giảm 1/3 vào năm 2040.
Những phát hiện này nhấn mạnh quan điểm của Trung Quốc về nhiên liệu hóa thạch. Vào tháng 9, cựu đặc phái viên về khí hậu Xie Zhenhua đã phát biểu tại cuộc đàm phán về khí hậu COP28 rằng, việc loại bỏ hoàn toàn nhiên liệu hóa thạch là "không thực tế".
Báo cáo trên dự đoán, Trung Quốc sẽ tiếp tục sử dụng than bất chấp sự gia tăng mạnh mẽ về năng lượng tái tạo, vốn sẽ chiếm 88% tổng công suất phát điện của Trung Quốc vào năm 2050.
Trung Quốc đã phê duyệt xây dựng thêm các nhà máy điện than có công suất 114GW vào năm ngoái, tăng 10% so với năm 2022 và ngành sắt thép đang trên đà vượt qua điện lực để trở thành ngành tiêu thụ than lớn nhất vào giữa thế kỷ này.
Nghiên cứu cho thấy quá trình khử cacbon trong ngành thép thông qua các phương pháp mới như công nghệ lò hồ quang điện sạch hơn đang bị chậm lại ở Trung Quốc.
Báo cáo trên cũng cho biết tiêu thụ khí đốt tự nhiên chỉ giảm 2% so với mức năm 2022 vào năm 2050.
Tuy nhiên, báo cáo cho biết thêm, Trung Quốc “gần” đạt được mục tiêu trung hòa carbon của riêng mình vào năm 2060, nếu nước này đẩy nhanh quá trình khử cacbon trong một số lĩnh vực, đặc biệt là sản xuất.
Yến Anh
Reuters
- Phân tích mới về lượng khí thải từ chuỗi cung ứng LNG toàn cầu
- [VIDEO] Thủy điện tích năng: “Ắc-quy khổng lồ” của ngành năng lượng
- Sự thật về chương trình hạt nhân của Iran?
- Mỹ phát hiện trữ lượng dầu khí khủng nhờ công nghệ khai thác tiên tiến
- [VIDEO] Siêu bom GBU 57: Vũ khí duy nhất có thể phá hủy "Pháo đài hạt nhân" IRAN