Nord Stream 2: Nga kêu gọi Mỹ “chơi theo luật”

15:12 | 08/12/2020

|
(PetroTimes) - Người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Nga ngày 7/12 tuyên bố rằng việc Hoa Kỳ kêu gọi EU tạm hoãn Nord Stream 2 là hành vi can thiệp chính trị. Trích dẫn bình luận của cựu Ngoại trưởng Condoleezza Rice về nguồn cung cấp khí đốt của Nga, bà Maria Zakharova kêu gọi Hoa Kỳ "chơi theo luật".
Nord Stream 2: Nga kêu gọi Mỹ “chơi theo luật”
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova

Đối với Moscow, việc đại sứ Mỹ tại Berlin kêu gọi đóng băng việc xây dựng Nord Stream 2 là một hành động “can thiệp thô bạo vào vấn đề chính trị nước khác”.

Trong một bài đăng trên Facebook, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova đề cập đến một bài báo đăng trên Washington Times tháng 3/2014 dẫn lại một ghi chú được chính quyền của Tổng thống Reagan đưa ra vào năm 1981 về sự cần thiết phải ngăn cản việc xây dựng các đường ống dẫn khí đốt từ Liên Xô đến châu Âu. Lý do của việc này là nguồn cung cấp dầu và khí đốt từ Liên Xô "sẽ làm suy yếu vị thế của phương Tây".

"Các đường ống dẫn dầu khí của Nga, bất kể điểm đến của chúng, bất kể chúng được lắp đặt vào thời điểm nào, bất kỳ hiệp ước nào hợp pháp hóa chúng, trong nhiều thập kỷ luôn gây ra phản ứng tương tự từ Hoa Kỳ: gây hấn chính trị và phản đối bất hợp pháp”, người phát ngôn cơ quan ngoại giao Nga lập luận.

Tiếp tục bình luận của mình, bà Zakharova lặp lại lời của cựu Ngoại trưởng Hoa Kỳ Condoleezza Rice, đã nói về việc cung cấp khí đốt của Nga và được Washington Times trích dẫn lại vào ngày 6/1/2006: "Tôi muốn nói với Washington: Bạn không thể làm trái các quy tắc. Nếu bạn muốn trở thành một người chơi có trách nhiệm trong nền kinh tế quốc tế, bạn phải tuân theo các quy tắc".

Nord Stream 2: Nga kêu gọi Mỹ “chơi theo luật”
Xây dựng đường ống Nord Stream 2

Ngày 5/12 vừa qua, Robin Quinville, quyền đại sứ Mỹ ở Berlin, đã tuyên bố với tờ báo Đức Handelsblatt rằng “đã đến lúc Đức và EU phải áp đặt lệnh cấm xây dựng đường ống dẫn khí đốt Nord Stream 2”.

Theo bà, "đường ống này không chỉ là một dự án kinh tế, mà là công cụ chính trị của Điện Kremlin để qua mặt Ukraine và chia rẽ châu Âu" và việc thông qua lệnh cấm sẽ gửi tín hiệu rõ ràng rằng châu Âu không chấp nhận "hành vi của Nga".

Ngày 4/12, Ủy ban châu Âu thông báo rằng họ đang phản đối nỗ lực của Hoa Kỳ nhằm tăng cường các biện pháp trừng phạt đối với Nord Stream 2, Peter Stano, người phát ngôn Ủy ban châu Âu, nói với Sputnik.

Theo Ủy ban châu Âu, “việc áp dụng các biện pháp trừng phạt ngoài lãnh thổ của Mỹ đi ngược lại luật pháp quốc tế. Chính sách của châu Âu phải do người châu Âu quyết, không phải ở các nước thứ ba”.

Ông Stano nói thêm rằng Ủy ban châu Âu sẽ chuẩn bị một thông cáo báo chí nhằm khẳng định chủ quyền kinh tế và tài chính của châu Âu và chuẩn bị cho tác động tiêu cực của các lệnh trừng phạt của Mỹ.

Nord Stream 2 dài 1.230 km nối bờ biển Nga với Đức qua đáy biển Baltic. Hoa Kỳ đang chống lại dự án này, coi rằng nó đe dọa trực tiếp đến việc bán khí đốt tự nhiên hóa lỏng của họ sang EU.

Vào tháng 7, Washington đã thông qua trong một loạt các biện pháp trừng phạt đối với các công ty bảo hiểm và cung cấp chứng nhận cho Nord Stream 2, cũng như các công ty tài trợ hoặc cung cấp thiết bị cho các tàu lắp đặt đường ống.

Đối với Điện Kremlin, việc gia hạn các biện pháp trừng phạt của Mỹ đối với Nord Stream 2 là một biểu hiện của “cạnh tranh không lành mạnh”.

Ủy ban châu Âu tố cáo các biện pháp trừng phạt mới của Mỹ đối với Nord Stream 2Ủy ban châu Âu tố cáo các biện pháp trừng phạt mới của Mỹ đối với Nord Stream 2
Gazprom trình bày các phương án để hoàn thành đường ống dẫn khí Nord Stream 2Gazprom trình bày các phương án để hoàn thành đường ống dẫn khí Nord Stream 2
Tổng thống vừa đắc cử Jose Biden có thể thỏa hiệp với Nga về Nord Stream 2Tổng thống vừa đắc cử Jose Biden có thể thỏa hiệp với Nga về Nord Stream 2
Mỹ đạt thỏa thuận trừng phạt bổ sung Nord Stream 2Mỹ đạt thỏa thuận trừng phạt bổ sung Nord Stream 2
Có Đức “chống lưng”, Mỹ khó lòng làm gì được Nord Stream 2Có Đức “chống lưng”, Mỹ khó lòng làm gì được Nord Stream 2

Nh.Thạch

AFP