Mỹ tuyên bố đã tạo ra "bước đột phá lịch sử" trong phản ứng tổng hợp hạt nhân

14:12 | 18/08/2021

|
(PetroTimes) - Một phòng thí nghiệm nhà nước của Hoa Kỳ hôm 17/8 tuyên bố đã có một "bước đột phá lịch sử" sau khi sản xuất được nhiều năng lượng hơn bao giờ hết thông qua phản ứng tổng hợp hạt nhân. Nhiều nhà khoa học trên thế giới đã nồng nhiệt đón nhận tin vui này.
Mỹ tuyên bố đã tạo ra

Thí nghiệm, diễn ra vào ngày 8 tháng 8 tại National Ignition Facility (NIF) ở California, "được kích hoạt bởi laze nhằm vào một mục tiêu có kích thước bằng một viên đạn chì”.

Phản ứng "tạo ra một điểm nóng có công suất hơn 10 triệu tỷ watt trong 100 phần nghìn tỷ giây".

Đây là mức năng lượng nhiều hơn tám lần so với các thí nghiệm cuối cùng được thực hiện vào hồi đầu năm nay.

Phản ứng tổng hợp hạt nhân được những người ủng hộ coi là năng lượng của tương lai, đặc biệt vì nó tạo ra ít chất thải và không có khí nhà kính.

Nó khác với phản ứng phân hạch, một kỹ thuật hiện đang được sử dụng trong các nhà máy điện hạt nhân, trong đó phá vỡ liên kết của các hạt nhân nguyên tử nặng để thu hồi năng lượng của chúng.

Phản ứng tổng hợp hạt nhân (còn được gọi là phản ứng nhiệt hạch) là một quá trình ngược lại: chúng "kết hợp" hai hạt nhân nguyên tử nhẹ để tạo ra một hạt nhân nặng. Trong trường hợp này, hai đồng vị (biến thể nguyên tử) của hydro, tạo ra heli.

Quá trình này đang diễn ra ở các vì sao, bao gồm cả Mặt trời của chúng ta.

Bước đột phá này đưa các nhà nghiên cứu đến rất gần “ngưỡng bắt lửa", tức là thời điểm năng lượng được tạo ra vượt quá mức được sử dụng để kích thích phản ứng.

Công tác chuẩn bị để tái tạo thí nghiệm này, sẽ mất "vài tháng", và dữ liệu chi tiết sẽ được công bố trên một tạp chí khoa học.

Kim Budil, giám đốc Phòng thí nghiệm quốc gia Lawrence Livermore, thuộc NIF, cho biết: “Kết quả này là một bước đột phá lịch sử đối với nghiên cứu nhiệt hạch giam giữ quán tính.

Giáo sư Steven Rose, đồng giám đốc trung tâm nghiên cứu về lĩnh vực này tại Đại học Imperial College London, nhận xét: “NIF đã thực hiện một công việc phi thường. Đây là tiến bộ quan trọng nhất trong phản ứng tổng hợp quán tính kể từ khi ra đời vào năm 1972".

Tuy nhiên, ông cho rằng chuyển đổi khái niệm này thành một nguồn năng lượng điện tái tạo có lẽ sẽ là một quá trình lâu dài và sẽ liên quan đến việc vượt qua những thách thức kỹ thuật đáng kể.

Năng lượng điện hạt nhân sẽ chiếm ưu thế?Năng lượng điện hạt nhân sẽ chiếm ưu thế?
Đàm phán thỏa thuận hạt nhân Iran đang bị đình trệĐàm phán thỏa thuận hạt nhân Iran đang bị đình trệ
Mỹ và Nga kêu gọi Trung Quốc, Anh, Pháp tham gia đàm phán kiểm soát vũ khí hạt nhânMỹ và Nga kêu gọi Trung Quốc, Anh, Pháp tham gia đàm phán kiểm soát vũ khí hạt nhân

Nh.Thạch

AFP