Malaysia hưởng lợi gì từ kế hoạch xây dựng trung tâm thu hồi và lưu trữ carbon?

08:30 | 24/07/2024

|
(PetroTimes) - Malaysia được xem là quốc gia được hưởng lợi nhiều nhất với tư cách là trung tâm thu hồi và lưu trữ carbon (CCS), không chỉ dựa vào các mỏ và ngành công nghiệp dầu khí (O&G) địa phương, mà còn nhờ vào các nhà phát thải chiến lược khác, đặc biệt là ở Nhật Bản và Hàn Quốc.
Malaysia hưởng lợi gì từ kế hoạch xây dựng trung tâm thu hồi và lưu trữ carbon?
PETRONAS, ExxonMobil ký kết thỏa thuận phát triển dự án CCS tại Malaysia năm 2022. Ảnh Reuters

UOB Kay Hian Research của UOBKH Research cho biết các quốc gia Đông Nam Á như Indonesia và Malaysia đang định vị mình là trung tâm lưu trữ.

“Mặc dù các công nghệ sử dụng carbon dioxide không được ưa chuộng so với các thành phần CCS khác, chuỗi giá trị CCS đang được triển khai ngày càng nhiều, sự hợp tác mạnh mẽ hơn giữa các nguồn phát thải và chính phủ cũng như sự ưu tiên về công nghệ CCS đa dạng trong các lĩnh vực phát thải”, UOBKH Research nói.

Nghiên cứu nói thêm rằng Nhật Bản đã chọn ba trong số 9 dự án CCS tiên tiến ở Malaysia, và trong số này chỉ có một dự án ở Bờ Đông.

“Nếu thực hiện đúng cách, Malaysia có thể thu được lợi nhuận đáng kể từ thị trường thuế và thương mại CCS/carbon tiềm năng”, cơ quan này cho biết.

UOBKH Researc giải thích: “Sự gia tăng các thỏa thuận về cơ sở lưu trữ của Malaysia với các bên liên quan (hoặc các nguồn phát thải) của Nhật Bản phần lớn là do sự dồi dào của các bể chứa O&G đã cạn kiệt và các tầng chứa nước mặn, cho phép Malaysia phát triển thành một trung tâm lưu trữ hiệu quả về mặt chi phí”.

Công ty này tiết lộ một dự án quan trọng khác là CCS Shepherd Hàn Quốc - Malaysia, sẽ sử dụng một cơ sở lưu trữ chưa xác định ở Sarawak. Dự án đã chứng kiến ​​số lượng các công ty phát thải Hàn Quốc tham gia tăng gấp đôi vào năm 2023.

UOBKH Research vẫn giữ nguyên khuyến nghị về “tỷ trọng thị trường” đối với lĩnh vực này: “Mức định giá của ngành cho đến nửa đầu năm 2024 đã được định giá đầy đủ nhờ các yếu tố xúc tác liên quan đến kỳ vọng giá dầu tăng và tỷ lệ tàu thuyền/nhân lực ngoài khơi có thể duy trì ở mức cao kỷ lục hiện nay”.

“Chúng tôi tin rằng năm 2024 sẽ là một năm quan trọng để đánh giá cột mốc về CCS của Petroliam Nasional Bhd.”, theo UOBKH Research.

Thu hồi và lưu trữ carbon chỉ là giấc mơ viển vông?Thu hồi và lưu trữ carbon chỉ là giấc mơ viển vông?
Indonesia xây dựng dự án lưu trữ carbon đầu tiênIndonesia xây dựng dự án lưu trữ carbon đầu tiên
Thu hồi carbon: Một công cụ thiết yếu hay chiêu đánh lạc hướng đầy tốn kém?Thu hồi carbon: Một công cụ thiết yếu hay chiêu đánh lạc hướng đầy tốn kém?
TotalEnergies mua lại công ty công nghệ thu hồi và lưu trữ carbonTotalEnergies mua lại công ty công nghệ thu hồi và lưu trữ carbon

Nh.Thạch

AFP