Indonesia xây dựng dự án lưu trữ carbon đầu tiên

08:00 | 28/11/2023

|
(PetroTimes) - Nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á, Indonesia mới đây đã khởi công xây dựng dự án thu hồi, sử dụng và lưu trữ carbon (CCUS) đầu tiên, sẽ được vận hành bởi tập đoàn năng lượng khổng lồ BP.
UAE tăng xuất khẩu dầu Murban khi hạn ngạch OPEC+ thay đổi

Hãng Reuters dẫn lời Bộ trưởng Năng lượng Indonesia Arifin Tasrif cho biết, dự án sẽ có khả năng lưu trữ tới 1,8 tỷ tấn carbon dioxide (CO2).

Theo một quan chức của Bộ năng lượng Indonesia, đợt bơm carbon đầu tiên vào dự án CCUS dự kiến vào năm 2026, và ước tính BP đã đầu tư 2,6 tỷ USD vào cơ sở này.

Hồi tháng 9, BP đã ký Biên bản ghi nhớ (MoU) với các công ty Indonesia để cùng thực hiện nghiên cứu khả thi nhằm phát triển chuỗi giá trị CCUS và các giải pháp chung nhằm khử cacbon cho các nhà máy điện khí ở Indonesia. BP cho biết vào thời điểm đó rằng CCUS hay thu hồi và lưu trữ carbon (CCS) là những con đường quan trọng để giảm lượng khí thải carbon và đạt được tham vọng về mức phát thải ròng bằng 0 của Indonesia.

Indonesia trong tuần trước đã công bố kế hoạch năng lượng tái tạo trị giá 20 tỷ USD nhằm cắt giảm khí thải và tăng tỷ trọng năng lượng tái tạo trong cơ cấu năng lượng của mình.

Hồi cuối năm ngoái, Indonesia, nước xuất khẩu than hàng đầu thế giới và phụ thuộc nhiều vào than để sản xuất điện, đã ký một thỏa thuận triển khai Quan hệ đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng (JETP) do Mỹ và Nhật Bản đồng chủ trì và bao gồm Canada, Đan Mạch, Liên minh Châu Âu, Pháp, Đức, Ý, Na Uy và Vương quốc Anh.

Theo quan hệ đối tác, Indonesia sẽ đặt mục tiêu sản xuất năng lượng tái tạo chiếm ít nhất 34% tổng sản lượng điện vào năm 2030, con số này sẽ tăng gần gấp đôi tổng lượng phát triển năng lượng tái tạo trong suốt thập kỷ này so với kế hoạch hiện tại.

Indonesia cần hàng tỷ USD đầu tư để chuyển hướng khỏi sử dụng than. Các đối tác quốc tế giàu có trong JETP đã cam kết một nửa trong khoản đầu tư 20 tỷ USD trong khi nửa còn lại dự kiến sẽ đến từ các ngân hàng lớn thuộc Liên minh tài chính Glasgow cho Net Zero.

Bình An

Reu