Pháp:

Vì sao giá năng lượng tăng nhưng hiệu quả năng lượng giảm?

14:00 | 13/11/2023

|
(PetroTimes) - Tại Pháp, trong giai đoạn tháng 1/2018 đến tháng 12/2022, mức tăng giá điện là 26% và giá khí đốt là 50,6%. Đối mặt với thực trạng này, Pháp muốn tăng đáng kể trong công tác cải tạo nơi ở khu dân cư nhưng kết quả không như ý muốn.
Vì sao giá năng lượng tăng nhưng hiệu quả năng lượng giảm?

Tại Pháp, có đến 36% số căn hộ sử dụng lò sưởi khí đốt, 26% sử dụng lò sưởi dầu. Xét về mặt sử dụng năng lượng hiệu quả, chỉ 5% số nhà ở chính được phân loại nhãn A hoặc B (sử dụng hiệu quả nhất) vào năm 2022; số lượng nhà cách nhiệt kém vẫn còn đáng kể (39% số nhà có nhãn E, F và G).

Theo Đài Quan sát Quốc gia về Nguy cơ Năng lượng của Pháp (ONPE), trong mùa đông năm 2021-2022, “22% người dân Pháp cho biết đã phải chịu lạnh ít nhất 24 giờ; vào năm 2021, 11,9% người dân Pháp có thu nhập thấp nhất đã chi hơn 8% thu nhập nhằm thanh toán hóa đơn năng lượng cho nhà ở của họ”.

Do đó, tiết kiệm năng lượng tại khu vực dân cư vẫn là điều quan trọng, nhất là về mặt cải tạo hiệu quả năng lượng. Chưa hết, các hộ gia đình dường như bỏ qua những cơ hội đầu tư có vẻ sinh lời. Pháp gọi điều này là “nghịch lý năng lượng”.

Làm sao mà lý giải được tình trạng đó, khi mà đáng lý, giá năng lượng phải là yếu tố thúc đẩy quá trình cải tạo?

Giá năng lượng có phải là yếu tố kích thích?

Trên thực tế, giá cả không gây ảnh hưởng đến nhu cầu năng lượng trong ngắn hạn: Nếu giá năng lượng tăng trung bình 100%, các hộ nghèo nhất sẽ giảm mức tiêu thụ sưởi ấm từ 6% đến 11%, tùy theo thu nhập của họ.

Trên thực tế, giảm mức tiêu thụ là lựa chọn dễ dàng hơn, nếu ta đặt ra mức hạn chế hợp lý và có những giải pháp thay thế trên thị trường. Ví dụ như, về mặt sưởi ấm, có thể sử dụng điện nhằm thay thế khí đốt trong nhiều trường hợp. Ngược lại, không có nguồn điện nào có thể thay thế được điện chiếu sáng hoặc các thiết bị gia dụng.

Mặt khác, nếu tình trạng giá cả duy trì trong dài hạn, phản ứng sẽ mạnh mẽ hơn. Khi đó, nhu cầu giảm lớn hơn nhiều so với mức tăng giá. Đây là khái niệm về độ co giãn của cầu theo giá: Sau một cú sốc về giá, các hộ gia đình không có thời gian điều chỉnh hành vi hoặc thay đổi thiết bị ngay lập tức.

Trái lại, những cú sốc về giá này sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình ra quyết định và tiêu dùng của họ trong dài hạn. Vì vậy, ngay cả khi chúng ta không quan sát thấy bất kỳ tác động ngắn hạn nào của giá năng lượng tăng, ta vẫn cảm nhận được những tác động đó ở một phạm vi xa hơn.

Các nhà kinh tế phân tích nghịch lý này như thế nào?

Vấn đề giá năng lượng, tuy rất quan trọng, không phải là yếu tố duy nhất mà hộ gia đình tính đến nhằm cân nhắc quyết định có thay đổi thiết bị hay không.

Nhằm hưởng lợi phần lớn những khoản trợ cấp của nhà nước Pháp, các hộ gia đình phải nhờ đến những chuyên gia xây dựng đã được nhà nước xét duyệt. Trong khi đó, một số khu vực xảy ra tình trạng rất căng thẳng về nguồn cung. Đôi khi, họ khó tìm được một chuyên gia có sẵn, đầy năng lực và phục vụ nhanh chóng...

Tuy nhiên, nhằm cố gắng giải thích cho được nghịch lý “độ phổ biến dần dần của các thiết bị năng lượng mang về lợi nhuận”, nhiều nhà kinh tế đã phân tích bản chất và sự xuất hiện của các rào cản đầu tư. Rất nhiều rào cản đầu tư.

Áp dụng gặp nhiều trở ngại

Trong số đó, tình trạng việc làm đóng một vai trò quan trọng. Tại Pháp, tỷ lệ người thuê nhà là 35,3% vào năm 2021. Những khó khăn gồm có: Khó tiếp cận nguồn tín dụng; thu nhập không ổn định; sở thích; nhạy cảm với môi trường.

Chi tiêu đầu tư vào công nghệ mới cũng bị ảnh hưởng từ nhiều loại yếu tố không chắc chắn khác nhau (sự không chắc chắn về hiệu quả năng lượng, giá năng lượng, chính sách công hoặc thậm chí là về giá của các sản phẩm trong tương lai và chi phí lắp đặt) và tính chất không thể dỡ bỏ một khi đã lắp đặt (vì chính sách không chấp nhận hoàn tiền). Chính vì những điều này, các hộ gia đình trì hoãn đầu tư càng nhiều càng tốt, trong lúc chờ đợi thông tin mới.

Những trở ngại khác đối với việc áp dụng cũng xuất hiện, chẳng hạn như chi phí phát sinh từ việc tìm kiếm thông tin về công nghệ hoặc những chi phí phát sinh từ sự bất tiện trong quá trình làm việc. Tất cả những yếu tố này, vốn không được tính vào trong hầu hết những bài toán chi phí - lợi ích, làm cho những khoản đầu tư, thoạt đầu nhìn có lợi, trở nên kém sinh lời hơn so với thực tế.

Thực trạng hiệu quả năng lượng toàn cầu năm 2022Thực trạng hiệu quả năng lượng toàn cầu năm 2022
ArcelorMittal thử nghiệm chế độ tối ưu hóa hiệu quả năng lượngArcelorMittal thử nghiệm chế độ tối ưu hóa hiệu quả năng lượng
Đức ban hành các biện pháp tiết kiệm năng lượng mớiĐức ban hành các biện pháp tiết kiệm năng lượng mới

Anh Thư

AFP