Technip Energies phát triển hệ thống neo nổi tái sử dụng cho điện gió ngoài khơi
![]() |
Technip Energies phát triển hệ thống neo nổi tái sử dụng cho điện gió ngoài khơi (Ảnh: AFP) |
Dự án do nhà nước Pháp tài trợ như một phần của chương trình France 2030 do ADEME điều hành, nhằm mục đích thiết kế, chế tạo và thử nghiệm hệ thống neo có thể tái sử dụng, các đầu nối cao và thấp cũng như các dây kéo cho hệ thống đường dây căng, đồng thời giảm thiểu tác động đến môi trường biển trong điều kiện thực tế ngoài khơi.
Dự án PAREF sẽ cung cấp hệ thống neo cho dự án NextFloat.
Vào năm 2022, Technip Energies, X1 Wind và một liên doanh gồm 10 tổ chức quốc tế đã được Ủy ban châu Âu lựa chọn để thực hiện dự án NextFloat.
Hệ thống tích hợp bao gồm công nghệ điện gió nổi của X1 Wind, có thiết kế phao nhẹ, yêu cầu ít thép hơn, cộng với hệ thống neo nhỏ gọn, giảm thiểu tác động đến đáy biển. Nguyên mẫu 6 MW sẽ được triển khai tại một địa điểm thử nghiệm ở Biển Địa Trung Hải để vận hành ý tưởng này trong điều kiện hoạt động ngoài khơi.
Nền tảng NextFloat sẽ cung cấp phương tiện để thử nghiệm hệ thống nền móng PAREF tại chỗ trong ít nhất 2 năm.
“Chúng tôi rất vui mừng khi được chọn tham gia dự án PAREF và đóng vai trò trong tham vọng của Pháp trong việc dẫn đầu về công nghệ năng lượng tái tạo tiên tiến và khử carbon, như đã nêu trong kế hoạch France 2030”, Jacques Vendé, Giám đốc dự án PAREF của Technip Energies cho biết.
Ông nói thêm: “Dự án này là một cơ hội quan trọng để thúc đẩy phát triển các giải pháp năng lượng bền vững và hỗ trợ tầm nhìn về ngành công nghiệp xanh của Pháp”.
Vào tháng 6/2024, dự án NextFloat+ đã nhận được khoản tài trợ hơn 14 triệu USD từ Quỹ đổi mới của Ủy ban châu Âu nhằm đẩy nhanh việc triển khai nền tảng điện gió nổi 6 MW của X1 Wind.
![]() |
![]() |
![]() |
Nh.Thạch
AFP
- Trữ lượng hydro trắng toàn cầu khơi dậy một cuộc đua khai thác mới
- Trung Quốc xây dựng dự án điện hạt nhân chưa từng có
- Aramco ra mắt nhà máy thử nghiệm thu hồi trực tiếp CO2 từ không khí
- Nhờ AI, Úc phát hiện 6 mỏ chiến lược chứa kim loại hiếm
- Đột phá trong công nghệ lưu trữ: Nhật Bản phát triển pin sạc uranium đầu tiên