Tập đoàn ngân hàng Natixis ngừng cung cấp tài chính cho các dự án dầu khí đá phiến
![]() |
“Natixis ngừng tài trợ cho các dự án và công ty hoạt động trong lĩnh vực thăm dò và sản xuất dầu và khí đá phiến và thiết lập lịch cho việc ngừng cấp vốn cho nhiệt điện than với thời hạn đến năm 2030 cho các quốc gia thuộc Liên minh châu Âu và OECD và đến năm 2040 cho các quốc gia còn lại”, tập đoàn ngân hàng này giải thích trong một thông cáo báo chí ngày 21/5.
Tập đoàn này cũng quyết định ngừng hỗ trợ cho các công ty đang xây dựng các nhà máy điện than mới hoặc khai thác các mỏ than phục vụ cho nhiệt nhiệt.
“Lịch trình thoát khỏi ngành than phù hợp với Kịch bản phát triển bền vững (SDS) của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA)”, Natixis nhấn mạnh, đồng thời nói rằng đã sẵn sàng kết thúc quan hệ với các khách hàng đang và sẽ xây dựng các nhà máy điện than mới hoặc mỏ than nhiệt điện.
Để đạt được mục tiêu của mình, tập đoàn ngân hàng của Pháp dự định tăng cường đối thoại với khách hàng, đặc biệt là các công ty năng lượng, để phân tích mức độ kết hợp kinh doanh của họ phù hợp với các cam kết chống biến đổi khí hậu của ngân hàng.
"Cuộc khủng hoảng Covid-19 mà chúng ta đang trải qua phải là cơ hội để thúc đẩy quá trình chuyển đổi năng lượng nhằm hạn chế sự nóng lên toàn cầu", ông François Riahi, CEO của Natixis, nói trong thông cáo báo chí.
Tuy nhiên, tập đoàn này vẫn sẽ tiếp tục hỗ trợ khách hàng của mình trong quá trình chuyển đổi mô hình kinh doanh của họ trong dài hạn, một giám đốc ngân hàng cho biết thêm.
Tổ chức phi chính phủ Reclaim Finance tỏ ra hối tiếc rằng Natixis đã không đòi hỏi “các công ty còn lại trong danh mục tài trợ của họ thông qua kế hoạch chi tiết để đóng cửa các cơ sở sử dụng than từ nay đến năm 2021”, Reclaim Finance phản ứng trước thông báo của Natixis.
Mặc dù vậy Reclaim Finance vẫn khen ngợi Natixis đã có bước tiến xa hơn nhiều so với các ngân hàng khác như BNP Paribas và Société Générale. Theo tổ chức phi chính phủ này, Natixis cho hai đối thủ thấy rõ đường lối phải đi trong thời gian tới.
![]() |
![]() |
![]() |
Nh.Thạch
AFP
- Giá dầu hôm nay (22/4): Dầu thô tăng trong phiên
- Chính sách của Tổng thống Trump khiến nhiều dự án năng lượng tái tạo phải hủy bỏ
- Mỹ sẽ hủy bỏ các cuộc đàm phán với Ukraine nếu không có tín hiệu tiến triển
- Còn nhiều hoài nghi về mục tiêu xuất khẩu khí đốt của Azerbaijan
- Giá dầu hôm nay (21/4): Dầu thô giảm trong phiên giao dịch đầu tuần