Sri Lanka mở cửa thị trường dầu khí cho nước ngoài
![]() |
Hôm thứ Hai, Chính phủ Sri Lanka buộc phải thông báo đình chỉ tất cả các hoạt động mua bán nhiên liệu trong hai tuần, kể từ 0h thứ Ba, trừ những ngành thiết yếu như y tế. Một quyết định không ngăn cản được người dân xếp hàng dài trước các máy bơm xăng.
Trong bối cảnh này, Chính phủ Sri Lanka thấy phù hợp khi cho phép các công ty từ các nước sản xuất dầu tham gia thị trường "để cho phép họ nhập khẩu và bán nhiên liệu bằng tiền của họ", theo một tuyên bố của Chính phủ được công bố vào thứ ba.
Kể từ năm 1961, ngành công nghiệp dầu mỏ ở Sri Lanka đã được quốc hữu hóa, nhưng vào năm 2003, quốc gia này đã trao một phần ba thị trường cho một công ty con địa phương của công ty dầu khí nhà nước Ấn Độ.
Đối mặt với tình trạng thiếu hụt rất nghiêm trọng trong những tuần gần đây, Chính phủ Sri Lanka gần đây đã cử các bộ trưởng tới Nga và Qatar để đàm phán về việc cung cấp dầu với giá rẻ. Tổng thống Gotabaya Rajapaksa trong tuần này đã gặp đại diện của Moscow tại Sri Lanka để thảo luận về việc nhập khẩu nhiên liệu và các sản phẩm khác.
Không thể trả được khoản nợ nước ngoài khoảng 51 tỷ USD, Sri Lanka đã tuyên bố vỡ nợ vào tháng 4 để bắt đầu đàm phán vay tiền với Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).
Bên lề hội nghị thượng đỉnh G7 ở Bavaria, Tổng thống Mỹ Joe Biden hôm thứ Ba đã công bố khoản viện trợ 20 triệu USD để giảm bớt tình trạng thiếu lương thực đang đe dọa khoảng 800.000 trẻ em ở Sri Lanka.
Liên Hợp Quốc ngày 10/6 cảnh báo cuộc khủng hoảng kinh tế chưa từng có mà Sri Lanka đang trải qua có thể biến thành một cuộc khủng hoảng nhân đạo nghiêm trọng, với hàng triệu người đang cần viện trợ.
![]() |
![]() |
![]() |
Nh.Thạch
AFP
-
Rosneft đẩy mạnh đầu tư dầu khí giữa lúc thế giới thắt chặt chi tiêu
-
Kỳ vọng và lo ngại của ngành dầu khí Mỹ dưới thời ông Trump
-
Phán quyết của Chevron có thể đánh dấu bước ngoặt quan trọng cho các vụ kiện ngành công nghiệp dầu khí
-
Quay lại chiến lược tập trung vào dầu khí truyền thống, BP cảnh báo nợ tăng cao