Pháp: Làm sao để có 100% điện tái tạo vào 2050?

10:22 | 06/02/2021

|
(PetroTimes) - Về mặt kỹ thuật, liệu Pháp có thể khai thác phần lớn điện năng từ năng lượng tái tạo vào năm 2050? Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) và nhà điều hành mạng lưới điện thuộc Tổng công ty Truyền tải điện Pháp (RTE) trả lời: Có. Nhưng cần phải tuân thủ nhiều điều kiện về kỹ thuật và công nghiệp.
Pháp: Làm sao để có 100% điện tái tạo vào 2050?

Chủ đề này rất phức tạp vì nó đặt ra rất nhiều vấn đề, đặc biệt là về lắp đặt thử nghiệm trên quy mô lớn. Hiện nay, 70% sản lượng điện của Pháp bắt nguồn từ năng lượng hạt nhân. Vì thế đây là một vấn đề đặc biệt nhạy cảm tại Pháp.

Báo cáo năng lượng cuối năm 2019 đã được IEA và RTE phát hành, dưới sự chỉ đạo của Chính phủ Pháp. Tuy nhiên, báo cáo chỉ tập trung vào tính khả thi kỹ thuật của chủ đề trên, dù được soạn dựa vào tình trạng kiến ​​thức ở cấp độ toàn cầu cùng với sự đóng góp của các chuyên gia quốc tế.

Báo cáo trên được phát hành trước bản tài liệu được công bố vào mùa thu. Tài liệu này là bản đánh giá năng lượng đầy đủ hơn của RTE, bao hàm chi phí, tác động xã hội và môi trường trong tám viễn cảnh.

Để đối mặt với tình trạng nóng lên toàn cầu, Pháp đã cam kết đạt được mức độ trung hòa carbon vào năm 2050, điều này ngụ ý tăng cường sử dụng điện đã khử carbon cho nhiều lĩnh vực khác nhau (đặc biệt là giao thông). Hiện có sẵn hai khả năng: hoặc gia tăng năng lượng tái tạo kèm với chương trình hạt nhân để đạt được cam kết, hoặc chỉ dựa vào mỗi năng lượng tái tạo.

Đối với lựa chọn thứ hai, AIE và RTE đưa ra bốn "yêu cầu". Trước hết, có thể kiểm soát tính biến động ("sự gián đoạn") của năng lượng gió và mặt trời trong quá trình sản xuất điện. Đây cũng là "thách thức chính". Theo báo cáo, "nguồn cung điện ổn định (...) có thể được đảm bảo nếu các nguồn điện linh hoạt được phát triển mạnh, cụ thể là về mặt quản lý nhu cầu, lưu trữ quy mô lớn, kết nối xuyên biên giới". Theo văn bản, khi đề cập đến nhu cầu về "một môi trường công nghiệp", Pháp phải "quan tâm đến tính toàn diện của các giải pháp này và xác định được tiềm năng triển khai trên quy mô lớn trong khung thời gian dự kiến".

Điều kiện thứ hai là sự ổn định tần số. Điều kiện này có giải pháp và chúng đang được áp dụng ở Đan Mạch hoặc Úc, nhưng "việc triển khai tổng quát vẫn còn cần được đánh giá".

Điều kiện thứ ba, nhà vận hành mạng lưới điện phải có nguồn dự trữ và có khả năng can thiệp để cân bằng hệ thống. Cần phải cải thiện khả năng quan sát thời gian thực trong sản xuất điện.

Cuối cùng, các mạng lưới sẽ phải được phát triển và điều chỉnh trong kế hoạch đầu tư trung hạn.

Dự kiến ​​trong kế hoạch 5 năm tới, Pháp sẽ quyết định có khởi động các nhà máy hạt nhân mới hay không. Vì trước mắt, chính phủ Pháp muốn khởi động lò phản ứng hạt nhân thế hệ 3 (EPR) ở Flamanville (Manche), sau nhiều lần trì hoãn và bổ sung chi phí.

Phát triển năng lượng tái tạo ở châu Âu có tác động đến nguồn cung khí đốt từ Nga?Phát triển năng lượng tái tạo ở châu Âu có tác động đến nguồn cung khí đốt từ Nga?
Gã khổng lồ Ý Enel đẩy mạnh công suất năng lượng tái tạo toàn cầuGã khổng lồ Ý Enel đẩy mạnh công suất năng lượng tái tạo toàn cầu
Năng lượng tái tạo của EU đang vượt các nguồn năng lượng truyền thốngNăng lượng tái tạo của EU đang vượt các nguồn năng lượng truyền thống
Trung Quốc tăng gấp đôi xây dựng các cơ sở năng lượng mặt trời và năng lượng gióTrung Quốc tăng gấp đôi xây dựng các cơ sở năng lượng mặt trời và năng lượng gió

Nh.Thạch

AFP