Những sự kiện nổi bật trên thị trường Năng lượng Quốc tế từ 26/7 - 31/7

10:58 | 31/07/2021

|
(PetroTimes) - Tình trạng lây nhiễm Covid-19 đang bùng phát trở lại tại nhiều thị trường tiêu thụ dầu lớn đe dòa đà phục hồi nhu cầu; Nga là nhà sản xuất dầu lớn thứ hai thế giới trong nừa đầu năm nay; hãng Total và Equinor rời khỏi liên doanh ở Venezuela... là những điểm nhấn trên bức tranh thị trường năng lượng toàn cầu tuần qua.
Những sự kiện nổi bật trên thị trường Năng lượng Quốc tế từ 19/7 - 24/7 Những sự kiện nổi bật trên thị trường Năng lượng Quốc tế từ 19/7 - 24/7
Những sự kiện nổi bật trên thị trường Năng lượng Quốc tế từ 12/7 - 17/7 Những sự kiện nổi bật trên thị trường Năng lượng Quốc tế từ 12/7 - 17/7
Những sự kiện nổi bật trên thị trường Năng lượng Quốc tế từ 5/7 - 10/7 Những sự kiện nổi bật trên thị trường Năng lượng Quốc tế từ 5/7 - 10/7
Những sự kiện nổi bật trên thị trường Năng lượng Quốc tế từ 26/7 - 31/7

1. Tình trạng lây nhiễm Covid-19 đang bùng phát trở lại tại nhiều thị trường tiêu thụ dầu lớn, trong đó có Mỹ, châu Âu và Đông Nam Á, có thể làm đình trệ sự phục hồi tiêu thụ nhiên liệu đường bộ trên toàn cầu trong những tuần tới, Reuters dẫn lời các nhà phân tích.

Các số liệu thống kê cho thấy Mỹ đã ghi nhận mức tiêu thụ xăng kỷ lục cho năm 2021 trong tuần qua, nhưng các nhà phân tích lo ngại rằng làn sóng Covid-19 mới có thể kìm hãm đà phục hồi nhu cầu trước khi mùa du lịch hè kết thúc.

2. Nga là nhà sản xuất dầu lớn thứ hai thế giới trong 5 tháng đầu năm nay sau Mỹ, theo dữ liệu từ cục thống kê nhà nước Rosstat.

Nga sản xuất trung bình 10,18 triệu thùng dầu mỗi ngày trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 5. Trong khi đó, Mỹ sản xuất 11,18 triệu thùng/ngày. Ả-rập Xê-út đứng thứ ba, sản xuất liên tục dưới 9 triệu thùng mỗi ngày trong các tháng 3, 4 và 5.

3. Hãng TotalEnergies của Pháp và Equinor của Na Uy sẽ rút khỏi liên doanh dầu mỏ của họ với PDVSA, Bloomberg đưa tin.

TotalEnergies nắm giữ 30% cổ phần trong liên doanh Petrocedeno và Equinor nắm giữ 10% trong công ty. Nhưng giờ đây, cả hai đều đã chuyển những cổ phần này cho công ty dầu khí quốc doanh của Venezuela.

4. Giá dầu cao hơn và lượng xuất khẩu tăng dẫn đến giá trị xuất khẩu dầu của Ả Rập Xê-út trong tháng 5 vừa qua tăng 147% so với cùng kỳ năm ngoái, theo dữ liệu từ Cơ quan thống kê của Vương quốc này.

Theo đó, giá trị xuất khẩu dầu của Ả Rập Xê-út đã tăng 9,5 tỷ USD - tương đương 146,7% so với cùng kỳ năm ngoái, lên mức 16,1 tỷ USD vào tháng 5/2021.

5. Nhà nhập khẩu dầu thô lớn thứ ba thế giới, Ấn Độ, có thể nối gót Trung Quốc khai thác nguồn dự trữ xăng dầu chiến lược (SPR) trong nỗ lực bán dầu thô giá thấp hơn cho các nhà máy lọc dầu của mình trong bối cảnh giá dầu quốc tế tăng.

Theo đó, Ấn Độ được cho là đang xem xét bán một nửa kho dự trữ chiến lược để thu hút sự tham gia của tư nhân vào việc mở rộng khả năng lưu trữ của mình.

6. Sự chuyển dịch năng lượng đầy tham vọng của Nhật Bản sang năng lượng tái tạo đang đe dọa nhu cầu về khí đốt tự nhiên hóa lỏng trong tương lai bởi nước này hiện là nhà nhập khẩu LNG lớn nhất thế giới, theo Bloomberg.

Tuần trước, Nhật Bản đã công bố kế hoạch tăng công suất phát điện tái tạo lên gấp hai lần trong vòng 10 năm tới, cũng như cắt giảm tỷ trọng nhiên liệu hóa thạch trong hỗn hợp năng lượng của nước này xuống dưới 50%.

Bình An