Những chủ đề then chốt đối với nền kinh tế năng lượng toàn cầu năm 2024 (Kỳ 2)

10:00 | 04/03/2024

|
Bất chấp những ồn ào về địa chính trị, một điều tối quan trọng rút ra từ năm 2023 là thị trường năng lượng nhìn chung có khả năng phục hồi khá tốt với dòng chảy thương mại thích ứng với xung đột, trừng phạt kinh tế và các mối đe dọa khác.
Những chủ đề then chốt đối với nền kinh tế năng lượng toàn cầu năm 2024 (Kỳ 2)
Ảnh minh họa

4. Địa chính trị sẽ kiểm tra sự phục hồi của thị trường năng lượng năm 2024

Sự kết hợp giữa các lịch trình bỏ phiếu bầu cử bận rộn, cuộc xung đột ngày càng mở rộng ở khu vực Trung Đông và sự can dự của CHLB Nga trong cuộc xung đột đang diễn ra ở Ukraine, tất cả đều có nghĩa là sự giao thoa giữa địa chính trị với thị trường năng lượng và cơ sở hạ tầng sẽ diễn ra ở mức cao nhất trong nhiều năm tới vào năm 2024. Chân trời địa chính trị chắc chắn ngày càng có vẻ như đen tối hơn với những xung đột nóng bỏng (Ukraine, khu vực Trung Đông) tạo thêm sự không chắc chắn về các cuộc xung đột đóng băng hiện có (khu vực Triều Tiên, Hoa Kỳ-Trung Quốc) và cả những cuộc xung đột mới, chẳng hạn như Venezuela-Guyana hiện đang nổi lên. Bất chấp những ồn ào về địa chính trị, một điều tối quan trọng rút ra từ năm 2023 là thị trường năng lượng nhìn chung có khả năng phục hồi khá tốt với dòng chảy thương mại thích ứng với xung đột, trừng phạt kinh tế và các mối đe dọa khác. Giá dầu tăng đột biến chỉ tồn tại trong thời gian ngắn và giá khí đốt tự nhiên tiếp tục giảm về mức trung bình lịch sử sau cú sốc giá cả vào giữa năm 2022.

Hiểu biết về sự khác biệt giữa rủi ro hàng đầu và những diễn biến chính trị ít được hiểu rõ hơn ở Châu Âu và khu vực Trung Đông là điều rất quan trọng. Xét về cuộc chiến ở Ukraine, CHLB Nga hiện xuất khẩu khí đốt sang Châu Âu bị giới hạn ở một số tuyến đường ống vận chuyển quá cảnh qua Ukraine và qua Thổ Nhĩ Kỳ. Nhằm cân bằng lại khối lượng khí đốt quá cảnh Ukraine khó có thể được gia hạn khi hợp đồng hiện tại sẽ hết hạn vào tháng 12/2024, điều này sẽ buộc người tiêu dùng khu vực Trung Đông Âu buộc phải dựa vào khối lượng khí đốt tương ứng đó bằng cách nhập khẩu LNG được đổ bộ bơm lấp đầy bể kho lưu trữ nằm ở khu vực Địa Trung Hải hoặc khí đốt cho Châu Âu được cung cấp từ xa hơn về phía tây (tức khu vực Trung Đông hay Bắc Mỹ). Tuy vậy, sự thiếu hụt lớn về nguồn cung dầu khí của CHLB Nga vào năm 2022 cũng đã được thị trường hấp thụ một cách hoàn toàn. Về mảng dầu mỏ, lệnh cấm của Châu Âu áp đặt mức giá trần đối với dầu thô và các sản phẩm hóa lọc dầu của CHLB Nga đã buộc những người bán ở CHLB Nga phải chuyển hướng dòng chảy năng lượng, chủ yếu sang khu vực thị trường Châu Á. Mặc dù việc chuyển dịch giao dịch dầu mỏ của CHLB Nga về cơ bản đã đạt được song với một khoản chi phí doanh thu cho Moscow với ít tổn thất ròng để cân bằng nguồn cung dầu toàn cầu. Một giải pháp chính trị ở Ukraine xem ra có vẻ khó có thể xảy ra trong năm 2024, đặc biệt là khi sự hỗ trợ của phương Tây dành cho Kiev ngày càng tỏ ra không chắc chắn. Điều gì có vẻ xảy đến nhiều hơn khi khả năng cao là xung đột vẫn sẽ tiếp tục kéo dài, có thể ở cường độ thấp hơn và khí đốt của CHLB Nga khó có thể đóng vai trò lớn hơn nữa ở Châu Âu trong tương lai gần.

Ở khu vực Trung Đông, cuộc xung đột quân sự ở dải Gaza có tác động hạn chế và tạm thời đến mức độ sản xuất và xuất khẩu khí đốt của Israel. Tuy nhiên, sự lan rộng của cuộc xung đột sang các nước láng giềng phía bắc Israel và các cuộc tấn công bởi lực lượng Houthi do Iran hậu thuẫn ở Yemen đối với hoạt động vận chuyển trên Biển Đỏ ngày càng trở thành rủi ro tiềm tàng về nguồn cung dầu và LNG khi đội tàu chở dầu sử dụng tuyến đường hàng hải qua kênh đào Suez (Ai Cập) để tiếp cận thị trường lưu vực Địa Trung Hải và Đại Tây Dương. Tuy nhiên ở đây, thương mại vật chất tức là nhà kinh doanh vật chất (công ty hoặc cá nhân) mua và bán hàng hóa được giao thực tế từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng hoặc nhà chế biến, cũng đã chứng tỏ khả năng phục hồi với việc các chủ tàu và người thuê tàu nhất trí chuyển hướng hải trình vận chuyển hàng hóa vòng qua mũi Hảo vọng (Nam Phi) nhằm tối ưu hóa nguồn cung thay thế đã có sẵn ở lưu vực Đại Tây Dương và các khu vực chính khác, trong khi đó, các nền kinh tế chính đã thành lập lực lượng hải quân quốc tế để bảo vệ hoạt động vận chuyển hàng hải ở Biển Đỏ. Hiện mọi sự tập trung của các nhà sản xuất dầu và khí đốt lớn ở khu vực Vùng Vịnh đều là một điều rủi ro cố hữu song những rủi ro này hầu như chưa có dấu hiệu giảm bớt trên thị trường dầu mỏ trong những năm gần đây.

Khi thị trường năng lượng trở nên lạc quan hơn về rủi ro nguồn cung, các công ty dầu khí đã tập trung nhiều hơn vào hai động lực thị trường chính yếu nhất là: GDP và chính sách về ứng phó với biến đổi khí hậu. Các cuộc bỏ phiếu bầu cử trong năm 2024 sẽ có ý nghĩa quan trọng đối với cả hai động lực trên cho dù sự thay đổi chính sách thực tế từ những kết quả bầu cử đó sẽ được cảm nhận nhiều hơn vào năm 2025 và xa hơn thế nữa. Trước hết là bởi vì các ngân hàng trung ương G7 đang dự kiến ​​sẽ bắt đầu nới lỏng chính sách tiền tệ trong năm 2024, các nền kinh tế đang có nguy cơ suy thoái rình rập thì nên có thể đưa góc quay tăng trưởng trở lại, ngay cả khi điều đó tương đối khá ảm đạm trong năm 2024. Liệu điều này có chuyển dịch thành xu hướng tăng trưởng dầu khí trong dài hạn song phụ thuộc vào tốc độ chuyển đổi hay không? Chúng ta vẫn nhận thấy tăng trưởng nhu cầu dầu toàn cầu là khoảng 1,4 triệu thùng/ngày trong năm 2024 là mức gần với xu hướng tăng trưởng trước đại dịch COVID-19 trong thập kỷ qua.

Chính sách loại bỏ carbon cũng sẽ được đưa lên thành một vấn đề ưu tiên hàng đầu trong các cuộc bầu cử tại nhiều quốc gia trong năm nay. Sự nới lỏng các mục tiêu về ứng phó với biến đổi khí hậu có thể được mong đợi ở phe cánh hữu dân túy, mặc dù ngay cả các đảng trung dung và cánh tả cũng có thể sẽ cũng phải giảm bớt các cam kết về ứng phó với khí hậu của họ trước những thách thức tài chính và nợ nần trở nên ngày càng phổ biến ở các nền kinh tế lớn. Điều này đến lượt các nền kinh tế lớn có thể giữ lại thị phần dầu và khí đốt trong hỗn hợp năng lượng chiếm ưu thế lâu hơn khi việc xây dựng năng lượng tái tạo và các giải pháp thay thế carbon thấp cần kéo dài lâu hơn mục tiêu chính phủ cho phép.

Chính sách năng lượng dự kiến cũng sẽ có tầm ảnh hưởng lớn trong năm 2024. Tại EU, các kế hoạch đã đẩy nhanh việc loại bỏ carbon trong cơ cấu năng lượng sẽ phải đối mặt với những hạn chế khắc nghiệt của đầu tư tư nhân, trợ cấp tài chính không minh bạch và về cơ bản là thiếu cơ sở hạ tầng, đặc biệt là giải pháp công nghệ xử lý CO₂ và các loại khí khác đã loại bỏ carbon. Tại Vương quốc Anh, việc loại bỏ carbon là một túi hỗn hợp (mixed bag) trong khi chính nước này là quốc gia dẫn đầu thế giới về năng lượng gió ngoài khơi thì việc điện khí hóa toàn bộ phương tiện vận chuyển lại đã bị cản trở do cơ sở hạ tầng sạc lắp đặt không đủ, trong khi nhu cầu ngày càng tăng trên hệ thống mạng lưới điện cũng sẽ bắt đầu gây áp lực lên công suất. Ở Trung Quốc, những điểm yếu về cơ cấu kinh tế xung quanh mức trần nợ công vẫn chưa làm mất đi sự thống trị của họ trong chuỗi cung ứng năng lượng tái tạo và xe điện EV song rủi ro hiện đang có dấu hiệu tăng lên. Điểm cuối cùng là nhiều nước đang phát triển khác nhận thấy họ thiếu hụt vốn đầu tư tài chính, công nghệ đổi mới sáng tạo và sản xuất cho nền kinh tế năng lượng mới như một công thức độc hại (toxic recipe) sẽ tiếp tục cản trở họ phục hồi trở lại.

Tóm lại, các thị trường năng lượng lâu đời đã có khả năng phục hồi tốt khi đối mặt với một loạt rủi ro, bao gồm đại dịch COVID-19 và cuộc xung đột cục bộ ở Châu Âu cho đến nay trong thập kỷ này. Thị trường hàng hóa đã giải quyết được sự mất cân bằng nguồn cung cầu dầu khí và đưa ra những lập luận về năng lượng tái tạo được sản xuất trong nước so với nhiên liệu hóa thạch nhập khẩu đã được tập hợp đầy đủ động lực để thực hiện song năm 2024 này có thể kiểm tra đánh giá khả năng những phục hồi đó. Các cuộc bầu cử diễn ra trong năm nay sẽ có nghĩa là sự giám sát của công chúng đối với chính sách năng lượng lớn hơn bao giờ hết và chân trời địa chính trị còn khá ảm đạm cho thấy mặc dù thị trường đã rất khéo léo trong việc cân nhắc các mối đe dọa song nền kinh tế năng lượng toàn cầu cần đòi hỏi sự ổn định nhất định để thực hiện các giao dịch thành công và đầu tư. Hiện các tuyến đường vận chuyển hàng hóa kéo dài hơn tránh các điểm nóng sẽ chỉ làm gia tăng chi phí sản xuất kinh doanh được coi như là cú đấm tồi tệ nữa giáng vào nền kinh tế toàn cầu vẫn chưa tìm được chỗ đứng sau đại dịch COVID-19.

5. Trung Quốc năm 2024: Tình trạng dư thừa công suất ngày càng lớn

Trung Quốc hiện vẫn là nước tiêu thụ/nhập khẩu nhiên liệu hóa thạch lớn nhất thế giới và gần đây đã vươn lên vị trí đứng đầu trong sản xuất và xuất khẩu các linh kiện và hàng hóa năng lượng mới (tấm pin năng lượng mặt trời, xe điện EV và turbine gió). Tuy vậy, điều đáng nói là trong bối cảnh triển vọng kinh tế không chắc chắn nơi mà Bắc Kinh cần hỗ trợ tăng trưởng trong nước đồng thời hạn chế khí phát thải CO₂ và giảm căng thẳng môi trường quan hệ quốc tế. Đối với Bắc Kinh, điều này có nghĩa là họ phải tập trung vào khả năng tự cung cấp năng lượng và công nghệ tiên tiến song với điều kiện kinh tế vĩ mô hiện có dấu hiệu chao đảo, việc mở rộng hơn nữa sản xuất trong nước đều sẽ báo hiệu tình trạng dư thừa nguồn cung nhiên liệu và các sản phẩm hàng hóa. Ngược lại, điều này cũng cho thấy xuất khẩu hàng hóa lại có giá rẻ hơn có thể thúc đẩy các chính sách bảo hộ nhiên liệu trong nhập khẩu tại các quốc gia đang nhập khẩu, điều này sẽ trở nên trầm trọng hơn bởi nền chính trị bầu cử năm 2024 sẽ thống trị trong năm. Vì vậy, đối với Bắc Kinh, điều đó sẽ chỉ củng cố nhu cầu và mong muốn trở thành số một thế giới.

Tình hình trong nước khá phức tạp

Nền kinh tế Trung Quốc, dù được dự báo tăng trưởng GDP từ 4,5-5% trong năm 2024 song vẫn tiếp tục chịu ảnh hưởng bởi sự yếu kém của khu vực bất động sản và, nếu việc bán tháo thị trường chứng khoán trong nước vào đầu tháng 1 vừa qua là dấu hiệu cho thấy, niềm tin tiêu dùng cũng rất yếu kém. Trong khi vẫn sẽ tiếp tục ban hành các chính sách hỗ trợ để đảm bảo kinh tế phát triển mở rộng, chính phủ trung ương sẽ thận trọng với các gói chương trình kích cầu lớn có thể làm suy yếu các nỗ lực nhằm giảm thiểu rủi ro cho lĩnh vực bất động sản và tài chính. Trong năm 2023, đầu tư vào sản xuất năng lượng mới và máy móc thiết bị điện đã giúp bù đắp một số điểm yếu trên của thị trường bất động sản song chúng vẫn còn động lực tăng trưởng khi sử dụng nhiều năng lượng và hàng hóa. Đồng thời, năm 2024 cũng là điểm giữa của Kế hoạch 5 năm lần thứ 14 với đánh giá sơ bộ của Trung Quốc cho thấy nước này đang thiếu đi các mục tiêu chính yếu về mức tiêu thụ năng lượng trên một đơn vị GDP, lượng khí thải CO₂ trên một đơn vị GDP và số ngày có chất lượng không khí tốt. Do đó, những người ra quyết sách của Trung Quốc sẽ cần tiếp tục hỗ trợ tăng trưởng đồng thời hạn chế cường độ năng lượng. Trước đó, vào năm 2023, tăng trưởng GDP của Trung Quốc ước đạt khoảng 5% kéo theo mức sử dụng dầu khí ước tính tăng 12% so với cùng kỳ năm trước đó, mức tiêu thụ khí đốt tăng 8% so với cùng kỳ năm trước và nhu cầu than cũng tăng 5%. Đến năm 2024, ngay cả dầu thô, khí đốt và than đá nhu cầu tăng trưởng bị suy yếu so với mức năm 2023 song dự báo cả ba loại hàng hóa này sẽ vẫn tăng trưởng mạnh mẽ.

Môi trường quốc tế đầy thách thức

Nhằm đảm bảo khả năng tiếp cận nhiên liệu, quặng và thị trường xuất khẩu sẽ vẫn được coi là rất quan trọng. Tuy vậy, sự thách thức nền kinh tế trong nước ngày càng gia tăng bởi các cuộc bầu cử trên khắp thế giới: Đài Loan-Trung quốc đã đi bỏ phiếu bầu cử vào ngày 13/1 vừa qua, cuộc bầu cử ở Indonesia và Ấn Độ đã và sẽ diễn ra, tiếp theo là cuộc bầu cử Quốc hội EU vào mùa hè này và đỉnh điểm là cuộc đua chiếc ghế tổng thống Hoa Kỳ sẽ diễn ra vào đầu tháng 11 tới. Dự kiến tại các lịch trình vận động tranh cử trên chí ít sẽ đề cập hay thúc đẩy cuộc tranh luận xung quanh vai trò của Trung Quốc với tư cách là đối tác, khách hàng hoặc nhà đầu tư tại các khu vực bầu cử pháp lý trên song điều này cũng có thể dẫn đến những thay đổi chính sách ở một số đối tác thương mại quan trọng nhất của quốc gia này. Hiện Trung Quốc đã là nước bán xe điện EV lớn nhất vào Ấn Độ. Công ty Envision, nhà sản xuất thiết bị turbine gió lớn thứ hai (original equipment manufacturer-OEM) của Trung Quốc, gần đây đã trở thành công ty nhà cung cấp turbine hàng đầu cho thị trường Ấn Độ thay thế các công ty cung cấp thiết bị gốc truyền thống như Siemens Gamesa Renewable Energy, S.A., là một công ty kỹ thuật năng lượng gió Tây Ban Nha-CHLB Đức (Tây Ban Nha). Tuy nhiên, nếu Trung Quốc có thái độ thận trọng cứng rắn hơn đối với Ấn Độ thì các chính sách giảm thiểu rủi ro có thể trở thành cơ hội nổi bật và phức tạp hơn cho các nhà đầu tư Trung Quốc Tương tự, tại Indonesia, nơi các nhà đầu tư Trung Quốc hiện chiếm tới 60-70% trong lĩnh vực khai thác nickel, chính quyền mới lên nắm quyền sau bầu cử có thể đưa ra các chính sách bổ sung nhằm duy trì sở hữu nhiều giá trị gia tăng hơn ở Indonesia hoặc nhắm vào dấu chân (footprint) của Trung Quốc ở nước này theo những phương cách khác nhau. EU và Hoa Kỳ cũng đã thực hiện nhiều lệnh cấm và hạn chế thương mại đối với hàng hóa xuất khẩu và đầu tư của Trung Quốc song có thể sẽ có nhiều điều còn đi xa hơn nữa.

Trở thành số một thế giới đều có ưu và nhược điểm

Đối với các chính sách năng lượng, những khuynh hướng này ngày càng củng cố nhu cầu về an ninh và khả năng phục hồi của đất nước. Môi trường bên ngoài gia tăng căng thẳng, cùng với nhu cầu đảm bảo cung cấp đầy đủ mọi loại năng lượng trong quá trình vào thời điểm nhu cầu đạt đỉnh cao nhất, đều cho thấy nhu cầu tự chủ về năng lượng cũng như công nghệ đổi mới sáng tạo cũng ngày càng trở nên cấp thiết hơn. Đối với dầu thô, khí đốt và than đá cũng như ngày càng có nhiều các nguyên liệu quan trọng khác, Bắc Kinh hiện đang nhấn mạnh vào sản xuất trong nước và đảm bảo kho dự trữ quốc gia. Trung Quốc vốn là nước nhập khẩu dầu, than lớn nhất thế giới và vượt Nhật Bản vào năm 2023 với tư cách là người mua LNG lớn nhất thị trường thế giới, dự kiến vị thế này sẽ được củng cố trong năm 2024. Ngoài việc xây dựng bể kho dự trữ, các thương nhân Trung Quốc cũng sẽ tìm cách tối ưu hóa lượng tồn kho đó và bán lại khối lượng tồn dư thừa như cách mà họ đã và đang làm trên thị trường LNG. Tuy vậy trong trung hạn, công nghệ đổi mới sáng tạo tiên tiến và điện khí hóa vẫn luôn là chìa khóa then chốt. Trung Quốc đã dẫn đầu thế giới về triển khai năng lượng tái tạo. Tiếp theo họ sẽ tìm cách củng cố vị trí của mình với tư cách là nhà sản xuất và xuất khẩu hàng đầu thế giới về linh kiện, thiết bị và phấn đấu hướng tới tự chủ về công nghệ tiên tiến. Năm 2023, Trung Quốc ước tính đã bổ sung thêm hơn 250 GW công suất điện gió và mặt trời cũng như đang lên kế hoạch bổ sung thêm 200 GW công suất nữa trong năm nay.

Tình trạng dư thừa công suất ngày càng lớn

Khi tiếp tục mở rộng quy mô sản xuất và không chỉ đứng đầu bảng xếp hạng, Trung Quốc còn có khả năng làm như vậy với chi phí thấp hơn do dư thừa năng lực. Trong khi vẫn là nước nhập khẩu dầu lớn nhất thế giới thì công suất lọc dầu của Trung Quốc đang trên đà vượt qua Hoa Kỳ và hiện nước này đang tập trung vào lĩnh vực hóa chất hơn thay vì các sản phẩm tinh chế. Do nền kinh tế đang tăng trưởng chậm lại nên việc sản xuất hóa chất cơ bản ở Trung Quốc phần lớn vượt xa nhu cầu, dẫn đến dòng vốn đầu tư tài chính cũng tăng cao hơn.

Đồng thời, động lực truyền thống của Trung Quốc là tạo ra tăng trưởng thông qua hoạt động công nghiệp, điều này cũng dẫn đến việc ngày càng phụ thuộc vào các thành phần và thiết bị năng lượng mới, có nghĩa là công suất lắp đặt cho gió turbine, tấm pin mặt trời, pin và xe điện EV phần lớn vượt xa nhu cầu của nhu cầu tiêu thụ trong nước. Hiện tại như lãnh đạo các tỉnh và ngành công nghiệp đang cạnh tranh quyết liệt để giành thị phần, chính vì vậy mà họ đã làm trầm trọng thêm tình trạng dư thừa công suất hiện có và thúc đẩy giảm mạnh chi phí. Điều này chắc chắn sẽ dẫn đến chu kỳ bùng nổ-phá sản, buộc các công ty nhỏ hơn phải phá sản song những người chơi khác sống sót thì lại tiếp tục xuất khẩu hàng hóa.

Điều này cũng có tác dụng kích thích đối với lĩnh vực khoáng sản. Tốc độ tăng trưởng doanh số bán xe điện EV nội địa ở Trung Quốc chậm lại đã dẫn đến sự sụp đổ ngắn hạn của giá khoáng sản lithium và pin trên toàn cầu khi mà các công ty khai thác mỏ của Trung Quốc và các nước khác mở rộng sản xuất thượng nguồn tăng quá nhanh. Ví dụ, giá lithium đã giảm khoảng 80% vào năm 2023; giá polysilicon cũng đã giảm khoảng 65% kể từ tháng 1/2023. Những mức giá này đã làm giảm hạn chế đầu tư vào khai thác mỏ mới, chủ yếu bởi các công ty không phải của chính Trung Quốc, từ đó củng cố hiệu quả vai trò trung tâm của Trung Quốc trong chuỗi cung ứng. Trong năm 2024, đặc biệt nếu nền kinh tế tiếp tục chậm lại, Trung Quốc sẽ xuất khẩu nhiều sản phẩm hơn, tiếp tục thúc đẩy bản năng bảo hộ tại thời điểm tranh đua tranh cử. Nếu như mối đe dọa của chủ nghĩa bảo hộ gia tăng, bản năng của Bắc Kinh sẽ là tập trung một cách mạnh mẽ hơn vào khả năng tự cung tự cấp và sự thống trị của chuỗi cung ứng hàng hóa.

6. Tính linh hoạt của thị trường khí đốt châu Âu sẽ suy yếu trong năm 2024

Thị trường khí đốt Châu Âu (27 nước thành viên EU cộng với Vương quốc Anh) thường được hưởng lợi từ sự linh hoạt của sự cân bằng thị trường nguồn cung và cầu. Tuy nhiên, tính linh hoạt trong cân bằng thị trường sẽ suy yếu trong năm 2024 với hàm ý là do biến động giá cả. Việc mất đi nguồn cung nguồn khí đốt qua hệ thống đường ống của CHLB Nga và nhu cầu duy trì lượng dự trữ đầu mùa đông đã làm xói mòn một số tính linh hoạt của phía nguồn cung cũng như việc mất khả năng chuyển đổi than/khí và tỷ trọng ngày càng tăng của năng lượng tái tạo không liên tục trong sản xuất điện cũng đã làm xói mòn một số tính linh hoạt về phía nguồn cầu. Hiện có nhiều ý kiến cho rằng sự thiếu linh hoạt cung-cầu là nguyên nhân đáng kể dẫn đến biến động giá cả cao hơn, nên câu hỏi quan trọng vẫn là: Châu Âu có thể tìm kiếm sự linh hoạt ở đâu để cân bằng thị trường cung-cầu trong năm 2024?

Nguồn cung linh hoạt

Sự linh hoạt trong việc nguồn cung khí đốt ở Châu Âu nên được nhìn nhận trong bối cảnh nhập khẩu khí đốt ngày càng gia tăng của châu lục này phụ thuộc trong nhiều thập kỷ qua. Tỷ trọng nhập khẩu trong tiêu thụ khí đốt của Châu Âu tăng từ 40% (1992), sau tăng dưới mức 50% (2002), rồi tăng lên tới 64% (2012) và đạt mức 80% (2022). Với việc sản xuất khí đốt của Châu Âu hiện đang hoạt động ở mức gần như ở mức tối đa công suất quanh năm thì sự linh hoạt đáng kể duy nhất trong nguồn cung bắt nguồn từ việc nhập khẩu và bơm đầy bể kho dự trữ /hút dầu ra. Tuy nhiên, ngay cả từ hai nguồn dầu đó thì tính linh hoạt trong nguồn cung cũng đang dần bị mất đi.

Trước năm 2022, nguồn cung khí đốt được chuyển qua hệ thống đường ống dẫn từ CHLB Nga, bao gồm cả tính linh hoạt của các đề xuất hợp đồng bao tiêu được đưa vào trong các hợp đồng cung dài hạn với việc hãng Gazprom (CHLB Nga) đóng vai trò là nhà cung cấp quan trọng cho thị trường giao hàng ngay cho Châu Âu ngoài những hợp đồng đó. Với việc hãng Gazprom đã rút khỏi thị trường giao hàng ngay cho Châu Âu và nhiều hợp đồng giao hàng dài hạn của hãng đó bị đình hoãn thì sự linh hoạt đó đã bị biến mất khỏi thị trường. Hiện nguồn cung từ CHLB Nga vẫn đang bị hạn chế với khối lượng sẵn có theo hợp đồng giao hàng dài hạn trong một hành lang với giới hạn số lượng khí đốt tăng hay giảm tùy theo.

Tính linh hoạt về phía nguồn cung được chào mời bởi các nhà cung cấp đường ống dẫn khác đưa tới Châu Âu (như từ Na Uy, Algeria, Libya và Azerbaijan) thì cũng bị hạn chế. Nguồn cung khí đốt qua hệ thống đường ống dẫn từ Libya, Algeria và Azerbaijan phần lớn được cung cấp ở mức giới hạn năng lực sản xuất so với nhu cầu trong nước (Libya và Algeria) hoặc công suất đường ống (Azerbaijan). Trong mùa hè năm 2022, nguồn cung khí đốt qua hệ thống đường ống dẫn cho từ Na Uy vượt quá khối lượng mùa hè thông thường song vào mùa hè 2023 đã xảy ra nguồn cung khí đốt của Na Uy bị ảnh hưởng nặng nề do bảo trì chậm trễ và ngừng hoạt động sản xuất ngoài dự kiến. Mùa hè năm 2024 cũng có thể lại chứng kiến ​​ “dịch vụ bình thường” trên được tái khởi động.

Song song với đó, tính linh hoạt về tỷ lệ sử dụng lượng tồn kho dự trữ ở Châu Âu cũng cũng đã bị biến mất đi. Kể từ tháng 4/2016, công suất tồn kho dự trữ khí đốt của EU đạt khoảng 106 bcm, tăng từ mức 58 bcm vào năm 2011. Trước năm 2022, lượng dầu tồn kho dự trữ thường được giữ ở mức vào đầu và cuối mùa đông thay đổi đáng kể so với cùng kỳ năm trước, với lượng bơm đầy vào bể kho dự trữ mùa hè thấp hơn và lượng dự trữ đầu mùa đông cũng thấp hơn trong thời điểm thị trường siết chặt nguồn cung và tỷ lệ hút ra sử dụng cao hơn giúp giảm bớt tình trạng dư thừa nguồn cung như những năm 2019 và 2020. Nhu cầu giải quyết cả sự thiếu hụt nguồn cung qua hệ thống đường ống dẫn khí của CHLB Nga trên quy mô lớn và động lực của thị trường LNG toàn cầu (nơi nguồn cung có thể được chuyển hướng sang các thị trường ngoài Châu Âu như đã tùng xảy ra trong Quý 1/2021), điều này buộc Châu Âu phải bắt đầu mỗi mùa đông với bể kho dự trữ được lấp đầy nhất có thể. Điều này sẽ là trường hợp đặc biệt xảy ra trong năm 2024 khi hợp đồng trung chuyển khí đốt Nga-Ukraine sẽ hết hạn vào ngày 31/12 tới. Nếu lượng tồn kho dự trữ được bơm lấp đầy đạt được trước ngày 1/11 năm nay thì việc bơm lượng hàng bổ sung bể kho dự trữ vào mùa hè phải diễn ra theo đúng thời hạn của nó ở mức tối đa, bất kể thị trường mùa hè luôn bị siết chặt.

Do đó, tính linh hoạt về phía nguồn cung ở Châu Âu nằm ở nguồn cung LNG và khả năng sử dụng lượng hàng kho dự trữ lớn vào mùa đông song luôn với lời cảnh báo việc sử dụng bể kho dự trữ phải phụ thuộc vào khả năng bổ sung dầu tồn kho của Châu Âu vào mùa hè. Ngược lại, sự bổ sung đó phụ thuộc vào LNG là nguồn cung cận biên. Nhập khẩu LNG của châu Âu đạt khối lượng kỷ lục vào năm 2022 và duy trì ở mức tương tự vào năm 2023. Triển vọng nhập khẩu LNG của Châu Âu tăng hàng năm trong năm 2024 vẫn chưa chắc chắn, như đã phân tích của các chuyên gia nghiên cứu ở phần tiếp theo .

Nguồn cầu linh hoạt

Nguồn linh hoạt khác lại nằm ở phía nguồn cầu. Tiêu thụ khí đốt giảm 13% (2022) và 8% (2023) do nhiều yếu tố tác động đến khu vực dân cư, thương mại và ngành công nghiệp và năm ngoái lại thêm ngành điện lực. Tuy nhiên, nếu cân bằng nguồn cung-cầu khí đốt ở Châu Âu bị siết chặt thêm một lần nữa trong những tháng tới, một điều chưa chắc chắn rằng phản ứng từ phía nguồn cầu sẽ lặp lại như vậy một cách uyển chuyển.

Vấn đề cấp bách nhất bây giờ là Châu Âu sẽ sử dụng bao nhiêu lượng khí đốt trong mùa đông này với biến số lớn nhất vẫn là sưởi ấm không gian trong khu dân cư và thương mại. Nhiệt độ lạnh hơn luôn có nghĩa là nhu cầu khí đốt cao hơn với tính linh hoạt bị hạn chế (trong ngắn hạn). Điều đó cho thấy rằng, biện pháp tiết kiệm năng lượng vào mùa đông năm ngoái đã khiến Châu Âu tiết kiệm được tới 10 bcm khí đốt song sự đáp ứng nhu cầu khí đốt chưa từng có này được tạo điều kiện thuận lợi là nhờ sự kết hợp của các yếu tố (nhiệt độ ôn hòa, giá khí đốt tiếp tục cao kỷ lục và các chiến dịch vận động bảo tồn của chính phủ) khó có thể được nhân rộng ở mức độ tương tự trong năm nay, ít nhất là không kịp bơm đầy xăng dầu bổ sung vào bể kho dự trữ quốc gia. Điều này có thể gây ra sự gia tăng sử dụng khí đốt để sưởi ấm mà chúng ta ước tính ở mức 2,5-3 bcm trong giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 3/2024 (và có khả năng tăng lên tới mức 10-15 bcm vào mùa đông lạnh giá hơn nhiều so với năm trước đó).

Một ẩn số khác là lượng khí đốt sử dụng trong khu vực công nghiệp và của các doanh nghiệp nhỏ, các ngành đang có dấu hiệu phục hồi kể từ Quý 3/2023 cho đến nay. Mức độ nhu cầu khí đốt có thể gia tăng bị ảnh hưởng bởi giá khí đốt (có khả năng) cao hơn trong năm 2024 không phải là điều đơn giản và phụ thuộc vào các thỏa thuận hợp đồng giao dịch, sự phòng ngừa rủi ro và tiếp cận nguồn cung thay thế. Hiện có khả năng đầu tư vốn tài chính đổ vào hệ thống khí dầu mỏ hóa lỏng (liquefied petroleum gas-LPG) mới nhằm tăng tính linh hoạt và khả năng đáp ứng về giá cả song mức độ của hiện tượng này vẫn còn không rõ ràng và có liên quan đến giá LPG/khí đốt.

Theo truyền thống, ngành điện lực là nguồn chính tạo ra sự linh hoạt về nhu cầu khí đốt ngắn hạn ở Châu Âu với khả năng chuyển đổi giữa than và khí đốt. Với sự gia tăng của năng lượng tái tạo (và than sắp bị loại bỏ), việc sử dụng các nhà máy khí ngày càng được quyết định bởi năng lượng gió sẵn có (những ngày có lượng gió thấp thì sự sẵn có luôn gây ra sự gia tăng nhu cầu khí đốt trong thời gian ngắn). Nói cách khác, việc sử dụng khí đốt để cung cấp cho máy phát điện không còn là nguồn linh hoạt dễ dàng cho thị trường khí đốt trong năm nay khi nó sẽ được xác định bởi nhu cầu điện (tăng), tốc độ và mức độ phục hồi điện hạt nhân của CH Pháp, và cuối cùng là sự sẵn có năng lượng tái tạo.

Tóm lại, các nguyên tắc cơ bản cho thấy nhu cầu khí đốt có tính linh hoạt tổng thể yếu hơn (quy mô và thời gian) trong năm 2024 so với những gì đã trải qua trong vài năm qua, với các động lực chính không được xác định bởi các yếu tố ngoại sinh đối với thị trường khí đốt (nhiệt độ, gió, lượng mưa, LPG, v.v.), và do đó, phần lớn đã vượt xa ngoài tầm kiểm soát của ngành công nghiệp khí đốt.

Giới hạn linh hoạt cung cầu năm 2024

Trong năm 2024, thước đo quan trọng sẽ là lượng hàng tồn kho cuối mùa đông vào ngày 31/3 tới và nói rộng ra là khối lượng cần bơm bổ sung lấp đầy bể kho dự trữ vào mùa hè. Trong các Quý 2 và 3/2022, tổng lượng tồn kho dự trữ ròng được bơm đầy ở Châu Âu là 64 bcm tức là giảm tới 43 bcm so với mức tồn kho Quý 2-3/2023. Trong bối cảnh này, lượng tồn kho dự trữ cuối mùa đông vào khoảng 50 bcm sẽ xuất hiện là một chuẩn mực hợp lý, mặc dù điều này có nghĩa là số lượng bơm lấp đầy bể kho dự trữ vào mùa hè năm nay sẽ phải tăng thêm 10 bcm nhiều hơn số lượng đã bơm lấp đầy vào năm 2023. Lượng tồn kho cao hơn vào đầu mùa hè sẽ giúp Châu Âu dễ dàng tiếp cận hơn mục tiêu dự trữ dầu vào đầu mùa đông. Các lượng tồn kho thấp hơn đáng kể so với mức này dường như hàm ý có một sự siết chặt nguồn cung cầu mùa hè năm 2024.

Nếu yêu cầu bơm lấp đầy bổ sung bể kho dự trữ vào mùa hè của Châu Âu (ví dụ) cao hơn mức 10 bcm so với cùng kỳ năm trước, thì điều này có thể được đáp ứng nhờ nguồn cung từ hệ thống đường ống dẫn khí của Na Uy được phục hồi lên mức tương đương của năm 2022. Xét về giới hạn của tính linh hoạt tăng cao từ cả các nhà cung cấp đường ống dẫn khí khác và sản xuất khí đốt của chính Châu Âu, bất kỳ năm nào mà mức tiêu thụ khí đốt tăng vào mùa hè năm 2024 chỉ có thể được đáp ứng bằng cách nhập khẩu LNG bổ sung mà theo phân tích thị trường LNG toàn cầu vào năm 2024 thì điều này có nghĩa là giá khí đốt cao hơn để thu hút hàng hóa trong bối cảnh thị trường toàn cầu vẫn còn bị siết chặt. Với những giới hạn về tính linh hoạt cung và cầu ở Châu Âu, lượng tồn kho dự trữ vào cuối mùa đông 2023/2024 đã mang lại tầm nhìn tương lai cho thị trường vào mùa hè năm 2024. Việc bơm lấp đầy kho trước ngày 1/11/2024 sẽ mang lại tầm nhìn tương lai cho mùa đông 2024/2025.

IEA: Lượng khí thải CO2 liên quan đến năng lượng toàn cầu đạt mức cao kỷ lục vào năm 2023

IEA: Lượng khí thải CO2 liên quan đến năng lượng toàn cầu đạt mức cao kỷ lục vào năm 2023

Lượng khí thải carbon dioxide (CO2) liên quan đến năng lượng toàn cầu đã đạt mức cao kỷ lục vào năm ngoái, một phần do việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch ngày càng tăng ở các quốc gia nơi hạn hán cản trở sản xuất thủy điện, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho biết hôm thứ Năm 29/2.

Tuấn Hùng

Oxford Energy