Mỹ - Đức đạt thỏa thuận về đường ống Nord Stream-2
![]() |
Thông báo trên phương tiện truyền thông của Bộ Ngoại giao Mỹ có tiêu đề "Tuyên bố chung của Mỹ và Đức về việc hỗ trợ Ukraine, an ninh năng lượng châu Âu và các mục tiêu khí hậu", bắt đầu với việc hai nước kiên định lập trường "ủng hộ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine, độc lập, và con đường đã chọn".
Tuy nhiên, Mỹ có một thỏa thuận cho phép Đức nhận các chuyến hàng khí đốt tự nhiên trực tiếp từ Nga thông qua đường ống Nord Stream-2 với khối lượng gấp đôi số lượng hiện tại.
Cuối cùng, có vẻ như Đức và Nga đã đạt được chính xác những điều họ muốn. Đổi lại, Mỹ và Đức sẽ có một số nhượng bộ nhất định đối với Ukraine và Ba Lan.
Ukraine sẽ được nhận khoản tín dụng công nghệ năng lượng xanh trị giá 50 triệu USD, các đảm bảo hoàn trả phí vận chuyển khí đốt mà nước này bị mất do dòng khí đốt không đi qua hệ thống dẫn khí của Ukraine đến năm 2024.
Đức và Mỹ cam kết các lệnh trừng phạt sẽ được tái áp dụng nếu Nga sử dụng khí đốt như một vũ khí chính trị, sử dụng đường ống dẫn khí Nord Stream-2 để gây hại cho Ukraine hoặc các nước Đông Âu khác.
Trước mắt, thỏa thuận sẽ giúp ngăn chặn việc áp đặt lại các lệnh trừng phạt bắt buộc của Quốc hội Mỹ đối với Nord Stream-2 AG và Giám đốc điều hành công ty. Chính quyền của Tổng thống Biden bảo lưu quyền sử dụng các biện pháp trừng phạt tùy theo từng trường hợp, phù hợp với quy định luật pháp của Mỹ.
Được biết, Đức đã đồng ý đóng góp 1 tỷ USD để giúp Ukraine chuyển đổi sang các nguồn năng lượng sạch hơn và cải thiện an ninh năng lượng của mình.
Hiện chưa có thông tin chi tiết về khoản tài trợ, nhưng tiền có thể đến từ các nguồn tư nhân, được hỗ trợ bởi sự bảo lãnh của chính phủ.
Trước đó, hãng Bloomberg đã đưa tin về việc Đức sẽ cung cấp khoản đầu tư ban đầu trị giá 175 triệu USD.
Bình An
-
Vì sao Đức không muốn mở lại đường ống Nord Stream 2?
-
Thỏa thuận hòa bình Ukraine, Nga-Mỹ bí mật bàn hợp tác khí đốt để "hồi sinh" Nord Stream? Điều gì xảy ra nếu tin đồn thành sự thật?
-
Nord Stream 2 có thể được tái sử dụng cho hydro và LNG
-
Nga: Gazprom khó nhượng lại Nord Stream-2 cho nhà đầu tư Mỹ
- [Infographic] Những con số về dầu khí đáng chú ý trong tuần (14/4 - 20/4)
- Bản tin Năng lượng Quốc tế 22/4: EU chuẩn bị công bố chiến lược năng lượng mới
- Mỹ có nguy cơ đánh mất vị thế thống trị năng lượng?
- Bản tin Năng lượng Quốc tế 21/4: Vương quốc Anh dẫn đầu thế giới về điện gió
- Hoa Kỳ mở rộng khoan ngoài khơi