Hội đồng Đại Tây Dương: Chương trình nghị sự năng lượng toàn cầu năm 2024 (Bài 1)

15:00 | 09/04/2024

|
Xin trân trọng giới thiệu với độc giả tham khảo những nội dung chính của ấn phẩm “Chương trình nghị sự năng lượng toàn cầu năm 2024” số ra tháng 2/2024 của Trung tâm Năng lượng toàn cầu (Global Energy Center-GEC) - Hội đồng Đại Tây Dương (Atlantic Council-AC, thủ đô Washington, DC. Hoa Kỳ).
Hội đồng Đại Tây Dương: Chương trình nghị sự năng lượng toàn cầu năm 2024 (Bài 1)

Trung tâm Năng lượng toàn cầu (Global Energy Center-GEC) của Hội đồng Đại Tây Dương (Atlantic Council-AC, thủ đô Washington, DC. Hoa Kỳ) phát triển và thúc đẩy các giải pháp chính sách thực tế và phi đảng phái được thiết kế để thúc đẩy an ninh năng lượng toàn cầu, tăng cường cơ hội kinh tế và đẩy nhanh đường hướng tới lượng phát thải carbon ròng bằng 0.

Sau đây, xin trân trọng giới thiệu với độc giả tham khảo những nội dung chính của ấn phẩm “Chương trình nghị sự năng lượng toàn cầu năm 2024” số ra tháng 2/2024, trong đó bao gồm một số bài tiểu luận của một số quan chức chính phủ, học giả và nhà nghiên cứu trên thế giới kết hợp với phân tích về kết quả cuộc thăm dò khảo sát năm nay do nhóm các tác giả thuộc GEC/AC chủ trì soạn thảo.

Bài 1: Châu Âu cần một Thỏa thuận xanh tại thời điểm này

Sau đây là bài viết của ông Michał Kurtyka, thành viên của Trung tâm năng lượng toàn cầu thuộc AC; nguyêm bộ trưởng đầu tiên của CH Ba Lan về ứng phó với biến đổi khí hậu và môi trường, nguyên Chủ tịch COP24 (2018), gồm những nội dung chính sau:

Hiện Châu Âu đang đứng ở giữa ngã ba đường. Chiến tranh đã quay trở lại châu lục và trật tự kinh tế toàn cầu đang trở nên sáng tỏ hơn, được chứng minh bằng sự tách rời của chuỗi cung ứng xuyên biên giới cũng như sự hồi sinh của chính sách công nghiệp quốc gia. Trong khi đang phải vật lộn với biến động này thì Liên minh Châu Âu (EU) cũng còn phải đối đầu với một mô hình địa chính trị mới.

Năng lượng là trung tâm của phương trình này và là khởi nguồn cho một loạt các chương trình dự án của Châu Âu cũng như sự thành lập Cộng đồng than và thép (1951) cũng như Cộng đồng năng lượng nguyên tử Euratom (1957). Thời bấy giờ, năng lượng được coi rất quan trọng đối với an ninh và thịnh vượng của Châu Âu. Tuy nhiên, với cả hai thách thức hiện nay và với cuộc bầu cử Nghị viện Châu Âu sắp diễn ra vào tháng 6 năm nay, một ủy ban mới một lần nữa phải tìm cách hiện thực hóa mục tiêu của Châu Âu. Khả năng Châu Âu đạt sự thịnh vượng trong một thế giới ngày càng cạnh tranh và bất ổn về quyền lợi cũng như cam kết của Châu Âu đối với hội nhập của lục địa già này hiện đang bị đe dọa (to be at stake).

Thỏa thuận xanh Châu Âu được coi là biểu tượng của những cam kết này và rất quan trọng để đạt được mục tiêu đầy tham vọng của Châu Âu song nó phải được định hình lại không chỉ đơn giản như một kế hoạch về ứng phó với biế đổi khí hậu mà còn là một sáng kiến ​​về kinh tế cốt lõi của nó: An ninh và khả năng cạnh tranh. Nếu làm như vậy, Châu Âu phải tự hỏi mình hai câu hỏi đơn giản: Làm thế nào nó sẽ phát triển nền kinh tế và những nguồn năng lượng nào nên thúc đẩy sự tăng trưởng đó?

Cuộc chiến ở Ukraine cho thấy hệ thống năng lượng của Châu Âu bị giằng xé giữa hai mô hình: Mô hình truyền thống dựa trên năng lượng hóa thạch và mô hình thay thế dựa trên năng lượng tái tạo. Sự thất bại năng lượng truyền thống đã thống trị ở Châu Âu bởi CHLB Nga là nguồn cung cấp an ninh kinh tế và khả năng cạnh tranh là điều hiển nhiên. Tuy nhiên, mô hình năng lượng tái tạo thì lại không thể cung cấp an ninh kinh tế và khả năng cạnh tranh kinh tế trước hết và quan trọng nhất là bởi do Châu Âu phụ thuộc vào các nước khác đối với những công nghệ như thế, và điều thứ hai là do tính không liên tục vốn có của nguồn năng lượng phụ thuộc vào thời tiết. Trong những nỗ lực của Châu Âu nhằm đảm bảo và loại bỏ carbon cho nền kinh tế của mình thì lục địa này không có quân bài nào để làm được như vậy.

Chính vì vậy mà sự theo đuổi các mục tiêu an ninh năng lượng và loại bỏ carbon của Châu Âu đòi hỏi ba đòn bẩy chính với việc không một đòn bảy nào được “sản xuất tại Châu Âu”.

Đòn bẩy đầu tiên có lẽ được cho là phản trực quan chính là khí ga. Sự trỗi dậy song sinh của dầu đá phiến và khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) đã dẫn đến cuộc cách mạng địa chính trị lớn nhất thế kỷ XXI, giúp giảm đòn bẩy của các nhà cung cấp khí đốt qua đường ống trong khi đó, việc định giá than ở Hoa Kỳ và nhiều nước đang phát triển lại đang thay đổi. Trong khi LNG giúp làm giảm sự phụ thuộc của Châu Âu vào cả khí ga của CHLB Nga và than đá thì đòn bẩy này rõ ràng được cho là “sản xuất tại Hoa Kỳ”.

Đòn bẩy thứ hai rõ ràng hơn là có thể là điện tái tạo. Trong khi năng lượng tái tạo góp phần làm giảm thiểu cả lượng khí thải carbon và điện xuất khẩu từ nhiên liệu hóa thạch, thì sự ảnh hưởng đó đã rời đi đến một quốc gia mới khác. Theo đó, có tới 76% sản lượng tế bào pin lithium-ion được sản xuất, 7 mẫu xe ô-tô trong số 10 mẫu xe ô-tô bán ra là mẫu xe điện EV hiện đang được bán chạy nhất trên thị trường, và sắp tới có tới 95% quang điện mặt trời PV, tất cả đều đến từ một quốc gia và đòn bẩy này được cho là “sản xuất ở Trung Quốc”. Tuy vậy, tất cả các điều đó có thể thay đổi dưới tác động của đạo luật Giảm thiểu lạm phát của Hoa Kỳ (IRA). Trong cả hai trường hợp trên thì quyền tự chủ về năng lượng tái tạo của Châu Âu vẫn còn rất khó nắm bắt.

Đòn bẩy thứ ba và cũng là đòn bẩy gây tranh cãi nhất, ít nhất là ở Châu Âu chính là năng lượng hạt nhân. Đây là một công cụ loại bỏ carbon mạnh mẽ vẫn chưa được sử dụng đúng mức trong thế giới phương Tây chứ không phải ở phương Đông. CHLB Nga là nước xuất khẩu nhiên liệu và công nghệ hạt nhân hàng đầu thế giới, và Trung Quốc cũng đang nỗ lực nhanh chóng bắt kịp CHLB Nga. Trong khi Châu Âu vẫn đang tiếp tục tranh luận về vai trò của năng lượng hạt nhân trong quá trình chuyển đổi năng lượng giữa các quốc gia thành viên thì triển vọng cho nguồn điện hạt nhân “sản xuất tại Châu Âu” lại đang bị suy yếu.

Hiện Châu Âu đang bị mắc kẹt giữa ba nguồn điện từ năng lượng truyền thống và năng lượng thay thế. Hiện Châu Âu thiếu nguồn năng lượng dầu khí của Hoa Kỳ hoặc CHLB Nga cũng như không sở hữu nguồn nguyên liệu cho lĩnh vực công nghiệp hoặc khả năng sản xuất của Trung Quốc, trong khi cuộc khủng hoảng năng lượng đã khiến cho lĩnh vực công nghiệp của Châu Âu ngày càng kém cạnh tranh hơn. Ngoài ra, Châu Âu cũng còn thiếu khả năng đáng kể về năng lượng hạt nhân mà phần lớn là do sự lựa chọn chính trị rộng lớn hơn của một số ít quốc gia thành viên khi tuyên bố sẽ cản trở một cách tiếp cận thống nhất về nguồn năng lượng này.

Cho đến nay, Châu Âu vẫn chưa thể đưa ra một giải pháp thay thế đáng tin cậy nào tương tự như đạo luật IRA hoặc chính sách công nghiệp của Trung Quốc do thiếu sự phối hợp và thiếu sức mạnh tài chính hỗ trợ nhằm đạt được mục tiêu net zero. Hiện Châu Âu không thiếu nguồn lực tài nguyên khi mà có gần 800 tỷ euro đã được cam kết đưa ra vào mùa đông năm ngoái để bảo vệ các lĩnh vực công nghiệp và người tiêu dùng chống lại sự gia tăng giá cả của nhiên liệu hóa thạch cũng như tổng hợp các khoản ngân quỹ chi tiêu của các quốc gia thành viên về năng lượng tái tạo thì lớn hơn so với ngân sách tài chính của Hoa Kỳ tính theo tỷ lệ phần trăm trong tổng sản phẩm quốc nội GDP. Tuy vậy, các mục tiêu về ứng phó với biến đổi khí hậu và công nghiệp của Châu Âu bị ngắt kết nối về mặt cấu trúc. Các mẫu hình của cả Hoa Kỳ và Trung Quốc cho thấy khi các mục tiêu về ứng phó với biến đổi khí hậu được điều chỉnh với chính sách công nghiệp được tài trợ ngân sách đầy đủ thì cả hai quốc gia này đều có thể đem lại kết quả đáng kinh ngạc.

Chính sách công nghiệp của Trung Quốc đã ngày càng được củng cố, giúp quốc gia này trở thành một lực lượng thống trị trong chuỗi cung ứng năng lượng sạch toàn cầu. Tại Hoa Kỳ, đạo luật IRA cũng đang đa dạng hóa chuỗi cung ứng năng lượng và tạo ra một sự bùng nổ sản xuất công nghệ sạch và các vấn đề liên quan các lĩnh vực công nghiệp. Kể từ tháng 8/2023, đạo luật IRA đã giúp thu hút được hơn 170.000 công ăn việc làm mới đi kèm tới 272 dự án điện sạch và dự kiến sẽ tạo ra tổng cộng 9 triệu công ăn việc làm mới khác trong thập kỷ tới.

Hiện Châu Âu có nguy cơ bị bỏ lại phía sau nếu không thực hiện ngay các hành động nhanh chóng nhằm đảm bảo năng lượng tương lai của lục địa được “sản xuất tại Châu Âu” khi cần thiết và “được sản xuất với Châu Âu” nơi mà có thể, ổn định và bao trùm các nước láng giềng cũng như đối tác thương mại của mình. Để làm được như vậy, Châu Âu phải tạo ra sự bổ sung hấp dẫn hơn so với đạo luật IRA và tạo ra không gian tài chính để tài trợ cho sự bổ sung đó. Điều này đòi hỏi sự dẫn dắt của Châu Âu về năng lượng tái tạo và tầm nhìn rõ ràng về an ninh năng lượng cũng như vai trò quan trọng của vấn đề trên trong tương lai của Châu Âu.

Hơn thế nữa, những ý kiến ​​về tác động có thể có của cuộc xung đột trên thị trường năng lượng đang giảm bớt một cách đáng kể. Trong cuộc thăm dò khảo sát năm trước đó thì có tới hơn 40% số người khi được hỏi cho biết cuộc chiến hiện đang ảnh hưởng rất nhiều đến tốc độ của chuyển đổi năng lượng dù theo hướng này hay hướng khác. Trong năm 2023 vừa qua, con số đó gần như đã giảm đi một nửa (đến 20%). Trong khi đó, tỷ lệ con số đối với những người không thấy có sự thay đổi nào thì đã tăng vọt từ 6% lên 29%. Mô hình này lặp lại ở các nhóm nhỏ trong toàn bộ số người được thăm dò khảo sát.

Sự suy giảm về mức độ thay đổi mà những người khi được hỏi cho biết những phát sinh từ chiến tranh cũng tương tự như sự sụt giảm xảy ra tại các cuộc thăm dò khảo sát trước đó khi người khi được hỏi đã trả lời về tác động của đại dịch COVID-19 đối với quá trình chuyển đổi năng lượng. Có vẻ như, cũng như với ảnh hưởng của đại dịch trên, những ấn tượng mạnh mẽ ban đầu được hình thành trong phản ứng đối với một sự kiện lớn ở mức vừa phải theo thời gian.

Cuối cùng, những người khi trả lời dường như đang định hình quan điểm về tác động của những gì đang xảy ra ở Ukraine để tinh chỉnh với suy nghĩ của họ về net zero.

Trong số những người tin tưởng việc đạt được mục tiêu toàn cầu về net zero vào năm 2050 là điều rất có thể, theo đó có tới 58% số người nói rằng cuộc xung đột đang đẩy nhanh quá trình chuyển đổi năng lượng, bao gồm 33% số người thì cho biết họ đang làm rất nhiều điều như vậy, trong khi chỉ có 25% số người nhận thấy cuộc xung đột đã làm chậm quá trình chuyển đổi năng lượng. Trong số những người cho rằng việc đạt được mục tiêu net zero là điều rất khó xảy ra với quan điểm đưa ra đi theo hướng ngược lại: 37% số người cho rằng cuộc chiến ở Ucraine đang cản trở quá trình chuyển đổi năng lượng và 27% số người thì lại coi điều đó giúp tăng tốc quá trình chuyển đổi năng lượng.

Bất kể người trả lời rơi vào câu hỏi này ở đâu thì một điều rút ra có vẻ rõ ràng: Cuộc xung đột vũ trang gây ra sự không chắc chắn trong quá trình chuyển đổi năng lượng, điều này càng củng cố thêm quan niệm khi cho rằng một hệ thống năng lượng đáng tin cậy, đa dạng và linh hoạt hơn có thể giúp các quốc gia phòng chống lại các tác nhân mang tính cưỡng bức và rủi ro địa chính trị ngắn hạn cũng như sự biến động thị trường năng lượng dài hạn.

Những chủ đề then chốt đối với nền kinh tế năng lượng toàn cầu năm 2024 (Kỳ 1) Những chủ đề then chốt đối với nền kinh tế năng lượng toàn cầu năm 2024 (Kỳ 1)
Những chủ đề then chốt đối với nền kinh tế năng lượng toàn cầu năm 2024 (Kỳ 2) Những chủ đề then chốt đối với nền kinh tế năng lượng toàn cầu năm 2024 (Kỳ 2)
Những chủ đề then chốt đối với nền kinh tế năng lượng toàn cầu năm 2024 (Kỳ 3) Những chủ đề then chốt đối với nền kinh tế năng lượng toàn cầu năm 2024 (Kỳ 3)

Tuấn Hùng

Atlantic Council