Đức ưu tiên nhập LNG từ Mỹ - Thách thức không nhỏ đối với Nord Stream 2

15:45 | 09/11/2020

|
(PetroTimes) - Cơ quan quản lý mạng lưới khí đốt liên bang Bundesnetzagentur của Đức đã đồng ý cấp tư cách ngoại lệ khỏi sự điều tiết của Gói năng lượng EU-3 cho công ty German LNG Terminal xây dựng nhà ga nhập khẩu LNG. Dự án Nord Stream 2 đình đám của Nga không được ưu tiên như vậy, thậm chí cả đường ống đang hoạt động Nord Stream cũng không được cấp tư cách ngoại lệ.
Đức: Nhập khẩu hay tự sản xuất hydro?Đức: Nhập khẩu hay tự sản xuất hydro?
Có Đức “chống lưng”, Mỹ khó lòng làm gì được Nord Stream 2Có Đức “chống lưng”, Mỹ khó lòng làm gì được Nord Stream 2
Đức ưu tiên nhập LNG từ Mỹ - Thách thức không nhỏ đối với Nord Stream 2
Vị trí Nord Stream 2 ở Châu Âu

Điều này cho phép terminal dự kiến hoàn thành vào năm 2022. Terminal này được quyền tự đàm phán mức phí cũng như độc quyền phân bổ công suất nhập khẩu 8 tỷ m3 khí/năm, và gần như chắc chắn, nguồn cung cấp LNG sẽ là các nhà sản xuất Mỹ - American Sabine Pass và Corpus Christi LNG. Đây là những nhà sản xuất LNG lớn nhất ở Mỹ.

Đây là trở ngại rất lớn đối với Nga, đặc biệt sau những tin tức trước đó cho thấy Mỹ đã từ chối 1 tỷ USD của Đức để xây dựng 2 nhà ga LNG với lập luận rằng Washington sẽ không đánh đổi lấy Nord Stream 2 vì lo cho an ninh năng lượng của châu Âu.

Đức ưu tiên nhập LNG từ Mỹ - Thách thức không nhỏ đối với Nord Stream 2

Dự án Dòng chảy phương Bắc 2 (Nord Stream 2) dẫn khí đốt của Nga bán sang thị trường châu Âu đã bước vào giai đoạn cuối. Nhưng càng gần đến đích, Nga lại càng gặp nhiều chướng ngại vật, mặc dù đã hoàn thành 97%.

5 đối tác năng lượng hàng đầu châu Âu - đối tác của Gazprom trong Nord Stream 2 đã đầu tư gần 1 tỷ euro trong triển khai dự án (tức gần như toàn bộ chi tiêu vốn cho dự án). Tổng cộng đã có 670 công ty từ 25 quốc gia tham gia Nord Stream 2.

Tín dụng cho Nord Stream 2 được cấp bởi Shell, Engie, OMV, Wintershall và Uniper, trị giá 4,5 tỷ euro.

Triển vọng dài hạn cho thấy nền kinh tế Đức sẽ phải chịu thiệt hại từ việc hủy bỏ dự án. Nếu nguồn cung khí đường ống từ Nga bị cắt giảm, Đức có thể phải mua LNG của Mỹ với chi phí cao. Gia tăng nhập khẩu LNG từ Mỹ có thể khiến Đức và EU tốn thêm chi phí từ 0,5 - 1 tỷ USD. Ảnh hưởng theo cấp số nhân khi phải xây dựng cơ sở hạ tầng đường ống mới phục vụ các cảng LNG tại Đức có thể sẽ tiêu tốn ít nhất 200 - 300 triệu USD mỗi năm. Như vậy, tổng thiệt hại kinh tế đối với Đức sẽ từ 2,7 - 4,3 tỷ USD, tương đương 0,1% GDP của nước này.

Phía Mỹ đã thành lập một liên minh để ngăn chặn việc hoàn thành Nord Stream 2. Trong vụ việc này, Mỹ không muốn nhìn thấy các đối tác châu Âu ngày càng phụ thuộc vào Nga. Thứ đến, bản thân Mỹ còn là quốc gia xuất khẩu khí đốt. Khí đá phiến của Mỹ bắt đầu xuất hiện tại các cảng biển châu Âu dưới dạng khí tự nhiên hóa lỏng LNG.

Ông Trump từ lâu đã cố gắng thúc đẩy EU mua khí tự nhiên hóa lỏng của Mỹ nhiều hơn. Mục đích có thể chỉ là mang thêm nhiều hợp đồng cho các công ty năng lượng Mỹ.

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã tuyên bố rằng Washington đang xây dựng một liên minh để ngăn dự án do Nga đứng đầu hoàn thành. Nhà ngoại giao Mỹ cũng bày tỏ mong muốn được thấy Đức chấp nhận lập trường của Mỹ đối với Nord Stream 2.

Theo người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Morgan Ortagus, phía Mỹ không xem xét triển vọng đa dạng hóa nguồn cung năng lượng như một câu chuyện kinh tế thuần túy. Mỹ coi đây là vấn đề địa chính trị.

Nếu như Nord Stream 2 được đưa vào hoạt động và nếu như Nga hoàn thành một đường ống dẫn khác - Turk Stream, đi từ Nga, xuyên qua Hắc Hải, đến Thổ Nhĩ Kỳ, qua Hy Lạp rồi dừng lại ở châu Âu, điều này sẽ cho phép Nga bán được nhiều khí hơn cho châu Âu, tăng thêm thị phần tại thị trường khí châu Âu. Đây cũng chính là điểm khiến Washington e sợ. Những dự án này sẽ cho phép Nga gia tăng khả năng gây ảnh hưởng đối với Liên minh châu Âu bằng cách sử dụng khí đốt như là một vũ khí địa chính trị.

Việc Mỹ từ chối "cuộc trao đổi" bằng hợp đồng năng lượng, viện cớ an ninh năng lượng châu Âu có lẽ là lý do càng thúc đẩy sự quyết tâm của Berlin đối với dự án của Nga.

Phía Đức cũng đã nhiều lần cảnh báo Mỹ không được can thiệp vào việc hoàn tất dự án tuyến đường ống Nord Stream 2, đồng thời khẳng định châu Âu có quyền lựa chọn nguồn năng lượng cho riêng mình.

Nhưng rõ ràng rằng, Mỹ từ chối 1 tỷ USD của Đức để xây dựng 2 nhà ga LNG với lập luận rằng Washington sẽ không đánh đổi lấy Nord Stream 2 vì lo cho an ninh năng lượng của châu Âu không có nghĩa là họ sẽ từ chối các dự án LNG khác lớn hơn 1 tỷ USD.

Viễn Đông