Đức: Nhập khẩu hay tự sản xuất hydro?

10:32 | 06/11/2020

|
(PetroTimes) - Báo cáo "Đánh giá những thuận lợi và khó khăn của việc nhập khẩu hydro so với sản xuất trong nước" do Viện Khí hậu, Môi trường và Năng lượng Wuppertal và DIW Econ phối hợp thực hiện mới được công bố tại Đức.
Gazprom và Đức hoàn tất kho chứa khí ngầmGazprom và Đức hoàn tất kho chứa khí ngầm
Có Đức “chống lưng”, Mỹ khó lòng làm gì được Nord Stream 2Có Đức “chống lưng”, Mỹ khó lòng làm gì được Nord Stream 2
Đức: Nhập khẩu hay tự sản xuất hydro?

Chiến lược Hydrogen của Đức được thông qua gần đây tập trung chủ yếu vào hydro xanh được sản xuất từ ​​các nguồn năng lượng tái tạo. Nhu cầu hydro lớn, người ta hiểu rằng một phần đáng kể khí này sẽ phải được nhập khẩu. Tuy nhiên, các cuộc thảo luận đang được tiến hành về vấn đề này.

Vào tháng 9, công ty tư vấn Aurora Energy Research đã tính toán rằng chi phí vận chuyển sẽ ngốn hết lợi ích kinh tế của hydro nhập khẩu. Các tác giả của báo cáo nêu trên cũng có kết luận tương tự. Không phải là hydro nhập khẩu lúc nào cũng rẻ hơn. Quan trọng là giá điện và giá vận tải ở các nước khác nhau.

Đức: Nhập khẩu hay tự sản xuất hydro?

Việc nhập khẩu hydro bằng đường biển không có ý nghĩa kinh tế, vì nó đòi hỏi quá trình hóa lỏng tiêu tốn nhiều năng lượng. Chi phí vận chuyển bằng đường biển cao gấp 3 lần chi phí vận chuyển bằng đường ống, và chỉ đem lại lợi ích kinh tế khi vận chuyển ở khoảng cách trên 4.000 km. Cũng cần lưu ý rằng, chính các nước xuất khẩu hydro xanh tiềm năng tự phụ thuộc nhiều vào nhiên liệu hóa thạch. Ví dụ, ở Maroc, nhiên liệu hóa thạch hiện chiếm khoảng 90% mức tiêu thụ năng lượng sơ cấp. Nếu các khu vực như vậy tập trung vào xuất khẩu hydro, có nguy cơ họ sẽ bị "mắc kẹt" trong một cơ cấu năng lượng lỗi thời với những hậu quả tiêu cực đối với khí hậu.

Các tác giả của báo cáo cho biết, việc sản xuất hydro tại Đức có rất nhiều thuận lợi. Trong trường hợp tỷ trọng sản xuất hydro trong nước lên đến 90%, có thể tạo ra giá trị gia tăng lên tới 30 tỷ euro mỗi năm vào năm 2050 và hơn 800.000 việc làm bổ sung có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến việc sản xuất hydro xanh (chủ yếu trong lĩnh vực phát điện để điện phân). Sức mạnh tổng hợp lớn nhất khi hydro được tạo ra từ lượng điện tái tạo “thặng dư” chủ yếu xuất phát từ nguồn phong điện. Lựa chọn cạnh tranh nhất so với nhập khẩu là sử dụng điện từ các trang trại điện gió trên bờ.

Báo cáo cho biết thêm, hiện tại có quá nhiều cuộc nói chuyện về chi phí và tác động tích cực của việc sản xuất hydro trong nước từ các nguồn năng lượng tái tạo ít được đề cập đến. Nguồn năng lượng tái tạo (dư thừa) có thể được chuyển đổi thành thứ năng lượng dự trữ dồi dào và có thể đưa nước Đức đến gần với mục tiêu không phát thải carbon trong tương lai.

Viễn Đông