Đánh giá thị trường khí đốt châu Á tuần qua

08:00 | 15/07/2024

|
(PetroTimes) - Giá khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) giao ngay tại châu Á giảm nhẹ trong tuần qua, theo xu hướng giảm của giá khí đốt ở châu Âu, do nhu cầu của Trung Quốc suy yếu, nhưng vẫn ở mức trên 12,00 USD/mmBtu trong 8 tuần liên tiếp.
LNGchaua
Giá khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) giao ngay tại châu Á giảm nhẹ trong tuần qua. Hình minh họa

Theo một số nguồn tin trong ngành, giá LNG trung bình giao trong tháng 8 tới Đông Bắc Á là 12,10 USD mỗi triệu đơn vị nhiệt Anh (mmBtu), giảm từ mức 12,20 USD/mmBtu vào tuần trước.

Giá giao hàng tháng 9 ước tính ở mức 11,80 USD/mmBtu.

Klaas Dozeman, nhà phân tích thị trường tại Brainchild Commodity Intelligence, cho biết: “Nguồn cung thủy điện ở Trung Quốc đang gia tăng đè nặng lên nhu cầu, trong khi các chỉ số kinh tế như lạm phát và giá sản xuất cũng không hỗ trợ cho sự tăng trưởng trong nửa cuối năm”.

Ông Dozeman cho biết, dự báo mới nhất về hiện tượng khí hậu La Nina, đặc trưng bởi nhiệt độ lạnh ở Thái Bình Dương trong khoảng thời gian từ tháng 7 đến tháng 9, đã suy yếu trong 3 tháng liên tiếp.

Ông nói thêm: “Khí hậu La Nina thường làm giảm nhu cầu dự trữ trong mùa đông và giảm nguy cơ nhu cầu khí đốt tăng cao ở Mỹ và châu Á, mặc dù rủi ro lớn vẫn còn vì bất kỳ đợt nắng nóng cuối hè nào ở châu Á đều có thể làm tăng nhu cầu LNG”.

Nhìn chung, khu vực châu Á vẫn cân bằng với nhiệt độ tăng ở Đông Bắc Á và gió mùa ở Nam và Đông Nam Á, làm giảm nhu cầu sản xuất điện bằng khí đốt, Charles Costousse, nhà phân tích LNG cấp cao tại Kpler, cho biết.

Tại Nhật Bản, nhiệt độ cao đã tạo thêm áp lực tăng giá, kéo theo nhu cầu điện tăng và các nhà máy nhiệt điện bổ sung được đưa vào hoạt động. Dự trữ LNG trong bể chứa của các terminal đã giảm, Alex Froley, nhà phân tích LNG cấp cao tại ICIS, nói.

Martin Senior, phó giám đốc bộ phận định giá LNG tại Argus cho biết, tại châu Âu, tồn kho dưới lòng đất vẫn ở mức cao và sản lượng năng lượng tái tạo tăng mạnh so với năm ngoái đã làm giảm nhu cầu khí đốt, trong khi nguồn cung mạnh mẽ ở Na Uy đã cản trở việc mua LNG giao ngay.

S&P Global Commodity Insights đã đánh giá giá tham chiếu hàng ngày của North West Europe LNG Marker (NWM) đối với hàng hóa được giao trong tháng 8 trên cơ sở xuất tàu (DES) ở mức 9,824 USD/mmBtu vào ngày 11/7, giảm 0,85 USD/mmBtu so với khí tháng 8 tại trung tâm TTF của Hà Lan.

Argus đưa ra giá giao hàng tháng 8 ở mức 11,525 USD/mmBtu, trong khi Spark Commodities đánh giá ở mức 9,755 USD/mmBtu.

Tại Mỹ, thị trường đang theo dõi sát sao việc công ty Freeport của Mỹ khởi động lại nhà máy khai thác LNG, công ty này đã đình chỉ hoạt động như một biện pháp phòng ngừa bão Beryl.

Theo dữ liệu từ LSEG, nhà máy của công ty xuất khẩu LNG Mỹ Freeport ở Texas đã bắt đầu khai thác một lượng nhỏ khí tự nhiên vào thứ Năm (11/7).

“Các thương nhân sẽ cần tính đến khả năng xảy ra các cơn bão mới, kéo dài đến tháng 11. Một ví dụ về khó khăn là bão Laura vào cuối tháng 8/2020, khiến cơ sở LNG của Cameron phải đóng cửa trong gần hết tháng 9 và tháng 10”, ông Froley cho biết.

Sau 9 tuần tăng mạnh, giá cước vận tải của Atlantic đã giảm xuống còn 88.250 USD/ngày vào thứ Sáu (12/7). Đồng thời, giá cước tại Thái Bình Dương tăng lên 56.750 USD/ngày, mức cao nhất kể từ tháng 2, Qasim Afghanistan, nhà phân tích tại Spark Commodities, nói.

Năm động lực đang tác động đến thị trường khí đốt châu ÂuNăm động lực đang tác động đến thị trường khí đốt châu Âu
Diễn biến thị trường khí đốt châu Á khi nắng nóng và gió mùa đang đến gầnDiễn biến thị trường khí đốt châu Á khi nắng nóng và gió mùa đang đến gần
5 khu vực định hướng thị trường khí đốt thế giới trong tương lai5 khu vực định hướng thị trường khí đốt thế giới trong tương lai

Nh.Thạch

AFP