Châu Âu muốn áp đặt tham vọng môi trường lên các nước thứ ba như thế nào?

14:00 | 15/04/2024

|
(PetroTimes) - Cuối tuần qua, Nghị viện Châu Âu đã thông qua một thỏa thuận được ký kết vào tháng 11/2023 về việc giảm phát thải khí metan từ ngành năng lượng. Văn bản này sẽ thắt chặt các quy định về việc thải khí metan từ các giếng khai thác hydrocacbon và mỏ than. Luật mới này không chỉ áp dụng cho hoạt động sản xuất trong phạm vi EU. Dưới đây là những điểm chính của luật khí metan đầu tiên của EU.
Châu Âu muốn áp đặt tham vọng môi trường lên các nước thứ ba như thế nào?
Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Ursula von der Leyen. Ảnh REUTERS - YVES HERMAN

Giai đoạn 1: Tăng cường phát hiện rò rỉ khí metan

Văn bản luật, sau khi được Hội đồng Châu Âu thông qua, sẽ buộc các nhà khai thác mỏ dầu, khí đốt và mỏ than phải thường xuyên kiểm tra các thiết bị của họ để tính toán lượng khí metan thải ra. Hiệu ứng nhà kính của khí metan cao hơn khoảng 80 lần so với CO2 và Liên minh châu Âu cam kết giảm 30% lượng khí thải này từ năm 2020 đến năm 2030.

Giai đoạn 2: Sửa chữa rò rỉ trong vòng tối đa năm ngày

Ngoại trừ một số trường hợp ngoại lệ, việc đốt bỏ khí, tức là đốt cháy nó tại đầu giếng vì lý do thực tế hoặc kinh tế, sẽ bị cấm. Lệnh cấm này có hiệu lực từ năm 2027 đối với các nơi khai thác hydrocarbon và từ năm 2031 đối với các mỏ than. Hoạt động thông gió để giải phóng khí metan cũng sẽ bị hạn chế. Cuối cùng, cần phải đưa ra các kế hoạch để giảm thiểu khí thải từ các địa điểm không hoạt động.

Do đó, văn bản này không nhắm vào việc tiêu thụ mà nhắm vào khí thải rò rỉ và rộng hơn là những phát thải không liên quan đến việc sử dụng nhiên liệu cuối cùng. Vấn đề là Liên minh Châu Âu nhập khẩu khoảng 80% lượng hydrocarbon mà họ tiêu thụ. Việc áp dụng quy định này chỉ trên lãnh thổ châu Âu sẽ hạn chế tác động của nó.

Tiêu chuẩn cần được xác định

Từ năm 2027, Brussels sẽ áp dụng các quy định về “giám sát và báo cáo ở cấp độ sản xuất” đối với các nhà nhập khẩu.

Theo Kim O'Dowd từ tổ chức phi chính phủ Environmental Investigation Agency của Anh, thì sau đó sẽ cần tạo ra “một tiêu chuẩn mà Ủy ban Châu Âu vẫn phải xác định”. Các nhà nhập khẩu sẽ “bắt buộc phải tuân theo”.

Điều này có thể là một tiêu chuẩn về cường độ. Chúng ta thường nghe nói về con số 0,2% khí thải metan trong chuỗi sản xuất. Nhưng nó cũng có thể liên quan đến nghĩa vụ đo lường phát thải. Điều này vẫn chưa được rõ ràng lắm.

Vấn đề với tiêu chuẩn này là nó sẽ chỉ được áp dụng vào khoảng năm 2030. “Đó là quá muộn so với tình trạng khẩn cấp về khí hậu”, ông Kim O'Dowd tỏ ra hối tiếc và kêu gọi các biện pháp cụ thể hơn.

Anna Creti, Giám đốc Khoa Kinh tế khí hậu tại Đại học Paris-Dauphine và chuyên gia về khí đốt, đánh giá rằng “mức phạt chắc chắn sẽ không đủ để ảnh hưởng đến lợi nhuận từ mỗi mét khối khí đốt được bán ở châu Âu”.

Thông qua luật này, Liên minh Châu Âu cố gắng áp đặt tham vọng của mình ra ngoài biên giới vì “bản thân Châu Âu không có nhiều sức nặng, Mỹ và Trung Quốc mới là những đòn bẩy nhu cầu thực sự. Do đó, ý tưởng là dù Châu Âu không thể tự mình giảm lượng khí thải nhà kính thông qua cơ chế này, nhưng chúng ta vẫn có thể tạo áp lực lên hoạt động nhập khẩu.

Châu Âu muốn áp đặt tham vọng môi trường lên các nước thứ ba như thế nào?
Khí metan có sức nóng lên gấp 80 lần CO2 (ảnh minh họa). AP/Matthew Brown

Hạn chế khí thải nhập khẩu

Cách tiếp cận này không mới đối với Brussels. 27 quốc gia thành viên EU đã từng ban hành luật về “chống phá rừng nhập khẩu”. Một trong những quy định mang tính biểu tượng trong lĩnh vực này là cơ chế điều chỉnh carbon biên giới. Theo đó, các lô hàng nhôm, xi măng, v.v. sẽ chịu một khoảng phí bổ sung khi nhập khẩu vào lãnh thổ EU dựa trên lượng khí thải carbon của chúng.

Cơ chế này được thiết kế để ngăn chặn việc di dời doanh nghiệp sang các quốc gia có luật pháp ít nghiêm ngặt hơn và bảo vệ họ khỏi sự cạnh tranh từ các đối thủ của quốc gia này. Cơ chế này cũng được cho là sẽ khuyến khích các nhà sản xuất nước ngoài giảm lượng khí thải để không phải trả loại “thuế” này.

Bà Anna Creti dự đoán rằng với “thuế biên giới”, các nước ở Nam bán cầu sẽ phải gánh vác một gánh nặng không nhỏ. Đây là một vấn đề cần được giải quyết.

Về quy định khí metan, nhà kinh tế này cho rằng “điều nàu sẽ tác động đến các nước xuất khẩu nhiều nhiên liệu hydrocarbon”, nhưng bà vẫn còn quan ngại về quy mô của nó.

Đảng môi trường EU muốn “giành quyền kiểm soát” các tập đoàn dầu khí châu ÂuĐảng môi trường EU muốn “giành quyền kiểm soát” các tập đoàn dầu khí châu Âu
Vệ tinh MethaneSAT sẽ “điểm mặt chỉ tên”  những nguồn phát thải khí methane ra môi trường toàn cầuVệ tinh MethaneSAT sẽ “điểm mặt chỉ tên” những nguồn phát thải khí methane ra môi trường toàn cầu
Nga xem xét giảm các tiêu chuẩn về môi trường đối với xăng dầuNga xem xét giảm các tiêu chuẩn về môi trường đối với xăng dầu

Nh.Thạch

AFP