Vì sao Chính phủ Pháp lại bán nhiên liệu với giá lỗ vốn?

08:00 | 10/10/2023

|
(PetroTimes) - Vào giữa tháng Chín, chính phủ Pháp đã công bố kế hoạch cho phép các nhà phân phối bán lỗ nhiên liệu từ tháng 12 và kéo dài trong 6 tháng. Biện pháp này phải được Quốc hội bỏ phiếu vào tháng 10 tới đây, nhằm hạn chế hậu quả của việc tăng giá năng lượng được ghi nhận vào mùa hè này đối với sức mua của các hộ gia đình mà không ảnh hưởng đến tài chính công.
Vì sao Chính phủ Pháp lại bán nhiên liệu với giá lỗ vốn?
Khách hàng đổ xăng tại một trạm bán lẻ ở Pháp

Để khuyến khích các nhà phân phối tham gia - việc bán lỗ này sẽ không bắt buộc - Bộ trưởng Kinh tế và Tài chính Pháp Bruno Le Maire, đã tiếp đại diện các nhà phân phối vào ngày 19 tháng 9. Song cuộc họp kết thúc với sự từ chối mạnh mẽ từ các hãng bán lẻ như Carrefour, Système U, Leclerc, Intermarché hoặc Auchan. Họ cho rằng biện pháp này sẽ không thể thực hiện vì nó không khả thi về mặt kinh tế.

Tuy nhiên, các hãng Leclerc và Carrefour đã thực hiện các chiến dịch bán hàng theo giá gốc bắt đầu từ cuối tháng Chín, nghĩa là họ từ bỏ lợi nhuận cho đến hết năm nay. Nhưng Michel-Édouard Leclerc, Chủ tịch Ủy ban Chiến lược của Trung tâm E. Leclerc, phát biểu vào ngày 1 tháng 10 trên kênh LCI: điều này sẽ là một sự bất thường ảnh hưởng nhiều đến xã hội và kinh tế.

Tuy nhiên, có những lập luận kinh tế ủng hộ việc bán lỗ. Ở Pháp căn cứ theo điều L442-5 của Luật Thương mại đã quy định điều này từ năm 1963: Hành vi này vẫn bị cấm, ngoại trừ bảy trường hợp cụ thể được quy định trong điều khoản sau (ngừng hoạt động, giảm giá, cuối mùa, sản phẩm dễ hư hỏng, v.v.). Trong trường hợp vi phạp luật, một cá nhân có nguy cơ bị phạt lên tới 75.000 euro (375.000 euro đối với pháp nhân). Mức phạt này có thể được nâng lên 50% số tiền dùng cho quảng cáo liên quan đến việc bán hàng, nếu có.

Lưu ý rằng ở châu Âu, không có luật thống nhất về vấn đề này. Trong lịch sử, vấn đề này từ lâu đã gây chia rẽ các nước lớn giữa những nước cấm bán lỗ theo nguyên tắc (ví dụ như Pháp, Bỉ, Tây Ban Nha và Ý) và những nước không có quy định cụ thể về vấn đề này (ví dụ như Đức, Thụy Điển, Áo). Ngay cả Chỉ thị của Ủy ban châu Âu ngày 11 tháng 5 năm 2005 liên quan đến những hành vi thương mại không công bằng của các doanh nghiệp không bao gồm việc cấm bán dưới giá vốn.

Chiến lược cấp thiết

Thực tế, từ góc độ kinh tế vi mô, việc bán lỗ có thể được coi là chiến lược săn mồi bằng giá tốt nhất. Về lý thuyết, khi môi trường cạnh tranh không hoàn hảo (có rào cản gia nhập thị trường, thông tin không công bằng, v.v.), các công ty có thể thực hiện chiến lược về giá để cải thiện vị trí cạnh tranh của họ.

Giá "săn mồi" là một giá bán rất thấp nhằm loại bỏ cạnh tranh thực tế hoặc tiềm năng. Chiến lược như vậy cho phép một doanh nghiệp tạo ra (hoặc duy trì) vị trí thống trị trên thị trường (ví dụ độc quyền). Trong thực tế, thông qua việc đưa ra giá rất thấp, doanh nghiệp muốn tận dụng vị thế lịch sử của mình trên thị trường (kèm theo quy mô kinh tế, kiến thức về thị trường, mạng lưới, v.v.) để tồn tại trong thời gian ngắn/trung hạn với giá thấp. Ngược lại, đối thủ cạnh tranh tiềm năng không thể chống lại mức giá như vậy vì họ không được hưởng lợi từ tình huống tương tự.

Nói cách khác, chiến lược này đặt ra một cuộc chiến về giá nhưng các bên không đối đầu bằng vũ khí tương đương: chỉ có các doanh nghiệp có nền tảng vững chắc mới có thể áp dụng mức giá cực kỳ thấp như vậy và duy trì nó, ít nhất là trong một thời gian nhất định.

Một trường hợp cực đoan

Thế nhưng, lĩnh vực phân phối đại trà không cần thiết phải bảo vệ vị trí cạnh tranh của họ, đặc biệt là thị trường nhiên liệu: một phần, giá nhiên liệu tại Intermarché, U hoặc Leclerc đã thấp hơn so với TotalEnergies, Esso hoặc các trạm xăng tư nhân; và phần khác, phần trăm thị phần của thương hiệu bán lẻ đại chúng vượt xa so với các kênh truyền thống (59,9% so với 40,1% vào năm 2022).

Hơn nữa, việc bán lỗ vẫn là một trường hợp cực đoan của chiến lược săn mồi bằng giá, vì thật khó hiểu tại sao một nhà sản xuất lại chấp nhận mất tiền khi thực hiện hoạt động sản xuất của mình. Điều này đã được Patrick Pouyanné, giám đốc điều hành của TotalEnergies, đưa ra khi phản ứng với đề xuất của chính phủ. Ông cho rằng chính phủ đưa phải thực tế một chút.

Với cái nhìn sâu sắc trước đó giúp chúng ta hiểu lý do tại sao một doanh nghiệp có thể chấp nhận giảm lợi nhuận của họ trong thời gian ngắn hạn. Các nhà bán lẻ quy mô lớn cũng thường xuyên thực hiện các hoạt động bán nhiên liệu theo giá gốc, giúp thu hút khách hàng đến cửa hàng của họ (với ý tưởng họ sẽ mua sắm tại cửa hàng gắn liền với trạm xăng). Nhưng việc bán lại với giá lỗ có vẻ như một điều gần như không thực tế đối với một doanh nhân. Do đó, việc tìm ra lý lẽ vi mô khuyến khích cho chiến lược mà chính phủ mong muốn là rất khó, thậm chí là không thể.

Tác động đối với sức mua?

Vậy liệu chúng ta nên tìm kiếm lý do đứng sau đề xuất này trong một phân tích kinh tế vi mô? Trong thực tế, đề xuất của chính phủ có mục tiêu kinh tế rõ ràng: trả lại sức mua cho hộ gia đình Pháp mà không tạo ra các áp lực tài chính đắt đỏ cho tài chính công, trong bối cảnh nợ công của Pháp đã vượt qua mức 3.000 tỷ euro (112,5% GDP).

Tất nhiên, cần phải làm sáng tỏ tác động của chính sách này. Trước hết, mặc dù xu hướng chung có vẻ ổn định quanh mức 4,9% tình theo mức vào tháng 9 hàng năm, giá thực phẩm tăng là động cơ chính của lạm phát trong những tháng gần đây (tăng 11,2% so với cùng kỳ năm trước vào tháng 8 so với tăng 9,6% so với cùng kỳ vào tháng 9). Nhưng đúng là giá năng lượng đã tăng mạnh vào tháng 9 chủ yếu do giá dầu trên thị trường quốc tế tăng cao và và sự suy yếu của đồng euro so với đồng đô la.

Hơn nữa, chúng ta không thể bỏ qua rủi ro liên quan đến việc giảm lợi nhuận từ nhiên liệu đối với các nhà phân phối bán lẻ lớn: sự bù đắp thông qua việc tăng giá của một số loại thực phẩm, hoặc phát triển chiến lược như lạm phát thu nhỏ (đề xuất số lượng ít hơn với cùng một giá) ví dụ trên các thương hiệu của các nhà phân phối. Cuối cùng, ảnh hưởng của việc bán nhiên liêu ở mức lỗ vốn lên lạm phát không hề rõ ràng.

Chính phủ đối mặt với khó khăn

Lập luận khác được đưa ra bởi cơ quan hành pháp: việc giảm thuế không thể được xem xét do tình hình tài chính công. Do đó, sức nặng của chính sách được đặt lên vai các nhà phân phối... hoặc cụ thể hơn, một số nhà phân phối. Trong thực tế, ngay sau thông báo, chính phủ đã phải đối mặt với sự phản đối của các nhà cung cấp dịch vụ xăng dầu tư nhân, có tài chính yếu hơn để giảm lợi nhuận và do đó phải đối mặt với cạnh tranh không công bằng. Chính phủ đã hứa đưa ra "các biện pháp bồi thường" cho các trạm xăng nhỏ, từ đó có câu hỏi về tác động của chính sách này đối với tài chính công...

Vì vậy, nhìn chung rất khó để thấy rõ cơ sở cả hai mặt kinh tế vi mô và kinh tế vĩ mô của chính sách bán lỗ nhiên liệu: không khuyến khích các cá nhân tham gia chiến lược giá cạnh tranh, tác động hạn chế đến sức mua, tác động không nhiều với tài chính công...

Biện pháp này dường như phản ánh tình thế khó khăn mà chính phủ Pháp đang phải đối mặt với việc tăng giá. Trong việc thiết lập giá xăng, có năm yếu tố quan trọng: thuế (TICPE và VAT), giá dầu thô, tỷ giá hối đoái euro/đô la, chi phí phân phối và chi phí lọc dầu. Như đã thấy, khả năng tác động lên bốn yếu tố đầu rất hạn chế. Còn đối với các nhà máy lọc dầu, chúng đã gần như biến mất ở Pháp, vì quá ô nhiễm và quá đắt đỏ...

Thế giới sẽ Thế giới sẽ "đặt cược" vào nhiên liệu Hydro?
Nga dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu dầu dieselNga dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu dầu diesel
Đầu tư điện mặt trời như thế nào để không lỗ vốn?Đầu tư điện mặt trời như thế nào để không lỗ vốn?

Nh.Thạch

AFP