Tư pháp châu Âu bác bỏ kháng cáo của Nord Stream 2
![]() |
Đường ống Nord Stream-2 |
"Tòa án châu Âu nhận thấy rằng các công ty Nord Stream 2 AG và Nord Stream AG không bị ảnh hưởng trực tiếp bởi sự thay đổi trong các quy tắc mới của EU về vận chuyển khí đốt", tòa án công lý châu Âu giải thích về lý do cho phán quyết của mình, và phán quyết rằng các đơn kháng cáo "không thể chấp nhận được". "Nord Stream là chỉ một phần đối tượng của các quy định mới, không thể xem xét hủy bỏ các quy định này chỉ vì vấn đề cá nhân", các thẩm phán cho biết.
Các quy định mới của EU về vận tải khí đốt được thông qua vào năm 2019 áp đặt các quy tắc thị trường chung đối với các đường ống khí đốt từ một quốc gia bên ngoài EU và vượt qua khối này, với mục đích minh bạch giá cả, tiếp cận cơ sở hạ tầng của bên thứ ba và sự tách biệt các hoạt động giữa các nhà cung cấp và quản lý.
Nord Stream 2 AG và Nord Stream AG là các công ty được đăng ký tại Thụy Sĩ, có 100% và 51% cổ phần thuộc sở hữu của Gazprom. Hai công ty này đã kháng cáo lên tòa án công lý châu Âu để tố cáo một đạo luật châu Âu "được thông qua với mục đích gây bất lợi và làm nản lòng các nhà xây dựng đường ống dẫn khí Nord Stream 2 (Dòng chảy phương Bắc 2)", các nhà lãnh đạo của hai công ty cho biết.
"Sự phân biệt đối xử như vậy làm suy yếu khả năng thu hút đầu tư của thị trường EU", Matthias Warnig, CEO của Nord Stream 2 AG nói.
Nhà điều hành Nord Stream 2 đã quyết định đưa vấn đề đến tòa án công lý châu Âu sau những nỗ lực thất bại để tìm một giải pháp hòa giải với Ủy ban châu Âu. Nord Stream 2 cho rằng các quy định mới chỉ áp dụng cho các dự án "hoàn thành" tại thời điểm các quy tắc mới có hiệu lực nhưng đường ống này chưa hoàn thành. Do đó, Nord Stream 2 muốn nhận được sự miễn trừ từ các quy định này.
Tòa án châu Âu giải thích rằng chính quyền của các quốc gia thành viên mới là những người đưa ra quyết định miễn trừ.
Dự án đường ống Nord Stream 2 được xây dựng bởi một liên doanh các nhà thầu gồm Gazprom và các công ty châu Âu (Wintershall và Uniper của Đức, Anglo-Dutch Shell của Anh - Hà Lan, Engie của Pháp và OMV của Áo). Gần như đã hoàn thành, đường ống này sẽ tăng gấp đôi khối lượng khí đốt tự nhiên trực tiếp từ Nga sang Tây Âu thông qua biển Baltic để đến Đức.
Nh.Thạch
AFP
- EU: Các khoản chi cho năng lượng Nga vượt xa viện trợ cho Ukraine
- Nga hướng tới xây dựng trung tâm năng lượng tại Malaysia
- Sinopec cảnh báo sự ổn định của thị trường khí đốt thế giới
- Canada xoay trục dầu mỏ sang Trung Quốc: Bài học ngược dành cho ông Trump
- Thái Lan tăng nhập LNG từ Hoa Kỳ: Tính toán địa chính trị hay đơn thuần kinh tế?