Sự hồi sinh của silphium, loài thực vật của tương lai

19:00 | 17/08/2020

|
(PetroTimes) - Ở vùng Vosges hạn hán, Jean-Luc Bernard trồng một loại cây đầy hứa hẹn, đó là silphium, trên 100 hecta, sử dụng ít nước và các sản phẩm bảo vệ thực vật hơn so với ngô hoặc đậu nành để làm thức ăn cho bò và làm biogas.
su hoi sinh cua silphium loai thuc vat cua tuong lai
Cây silphium

Trên một cánh đồng ở thung lũng Dompaire, cây silphium được trồng vào năm ngoái, với những thân cây cao bên cạnh mảnh đất trồng ngô trơ trọi, bị ánh nắng mặt trời chiếu rọi như thiêu đốt. “Ngô được nướng….”, Amédée Perrein, quản lý công việc thương mại nông sản Vosges HADN, ngao ngán.

Silphium là một chi thực vật có hoa trong họ cúc (Asteraceae), loại cây lâu năm, có thể cao tới 3,5m và có nguồn gốc từ Bắc Mỹ, cây mọc ở Pháp cho đến những năm 1960-1970 trước khi dần bị bỏ hoang. Cây được trồng chủ yếu nhằm mục đích phân hủy kỵ khí (một quá trình cải thiện chất thải chăn nuôi, trộn với thực vật, tạo ra khí sinh học và sau đó tạo ra điện), nó cũng được làm thức ăn cho gia súc như trâu, bò, dê,...

Tại Đức, nơi có 6.000 ha canh tác, ông Perrein đã tìm ra được hạt giống của loại cây có những "ưu thế” này.

Năm 2019, 160 ha silphium được gieo ở Vosges, Haute-Saône và Haute-Marne, và sau đó sẽ mở rộng đến 750 ha trong năm 2020 ở 29 tỉnh. Là nhà phân phối hạt giống silphium duy nhất ở Pháp, thuộc sở hữu của hai tập đoàn nông nghiệp Đức, doanh nghiệp của ông Perrein có khả năng cung cấp hạt giống cho 3.000 ha sẽ được trồng vào năm 2021.

“Đó là một loại cây sinh thái!”, ông Perrein thích thú và cho biết cây không cần tưới vì nhờ bộ rễ phát triển sâu tới 2m, càng gần nước phát triển càng tốt.

Cây chỉ cần gieo một lần, cây có hoa màu vàng, to, nở vào mùa xuân và mùa hè hàng năm, và hầu như không cần chăm sóc trong ít nhất 15 năm. “Điều này giúp tiết kiệm chi phí cho người nông dân, ngoài việc bón phân hàng năm, họ không cần phải gieo hạt, cày xới, cũng không cần thực hiện các biện pháp bảo vệ thực vật sau năm đầu tiên", Noémie Choffel, cố vấn nông học tại phòng nông nghiệp Vosges nhấn mạnh.

Không phải cây “thần kỳ”

Jean-Luc Bernard, một người chăn nuôi gia súc, đã trồng 114 ha silphium và có kế hoạch gieo hạt trên tất cả các mảnh đất của mình vào năm 2021. Người nông dân 52 tuổi này gần đây đã lắp đặt một hệ thống sản xuất khí metan ở Dompaire.

Theo phòng nông nghiệp Alsace, chi phí trồng silphium là 3.600 euro/ha. “Với mức chi phí bỏ ra tương đương với giá của một chiếc máy kéo, chúng tôi có thể trồng hơn 50 ha silphium!”, ông liệt kê những khoản tiết kiệm thời gian lao động đạt được trong nhiều năm.

Bà Marielle Stimpfling, cố vấn về cây trồng tại phòng nông nghiệp của Alsace, khu vực có khoảng 50 ha silphium được trồng, cho biết: “Chúng tôi không nói silphium như một loại cây trồng của ngày tương lai để thay thế ngô vì nó vẫn có biểu hiện rõ rệt với việc thiếu nước”.

Theo bà, tình trạng không có mưa vào mùa xuân và hạn hán vào mùa hè, cây vẫn cần phải được cung cấp nước. Ông Perrein kể lại: “Trong thời kỳ hạn hán, cây silphium sẽ cho năng suất thấp hơn bình thường, nhưng nó vẫn cho năng suất cao hơn các cây khác”.

Ông giải thích: “Đó không phải là cây thần kỳ”, nhưng đợt thu hoạch đầu tiên giữa tháng 6/2020 đã “giúp nông dân đảm bảo an ninh nguồn thức ăn cho gia súc trước những đợt hạn hán lớn”. Trước đây vào những đợt hạn hán, nông dân bắt buộc phải mua rơm cho gia súc.

Đối với các cánh đồng nông nghiệp ở Vosges và Alsace, hàm lượng protein của cây silphium vẫn không đủ để thay thế ngô hoặc đậu nành.

Bà Stimpfling cảnh báo: “Cây silphium làm no bụng động vật nhai lại nhưng không cung cấp đủ năng lượng cho chúng”, tuy nhiên, chúng lại có nhiều lợi ích cho quá trình phân huỷ kị khí. “Chúng tôi không có nhiều nghiên cứu sâu về loại thực vật này”, tài liệu duy nhất hiện nay có từ những năm 1970, bà cho biết.

Xung quanh những đồng cánh hoa lớn màu vàng là 15 tổ ong do một người nuôi ong lắp đặt ở rìa khu đất, khiến ông Perrein thích thú: “Nó là một loại cây cho mật và là nơi kiếm ăn của côn trùng và chim”.

su hoi sinh cua silphium loai thuc vat cua tuong laiKhí sinh học hòa mạng đường ống dẫn khí Châu Âu

Nh.Thạch

AFP