Sau khi “chia tay” Nga, các nhà máy lọc dầu Đức hiện như thế nào?

08:34 | 23/09/2022

|
(PetroTimes) - Tại Đức, các nhà máy lọc dầu đang tìm kiếm những lựa chọn mới để thay thế cho dầu của Nga, và dần dần chịu sự kiểm soát của chính phủ Đức. Tất cả đều nhằm mục địch ngừng phụ thuộc vào hydrocarbon của Nga. Đối với Đức, thị trường dầu mỏ lớn nhất EU, đây là “nguy cơ sống còn”.
Sau khi “chia tay” Nga, các nhà máy lọc dầu Đức hiện như thế nào?
Nhà máy lọc dầu Schwedt

Quốc hữu hóa các nhà máy lọc dầu của Nga

Theo các số liệu chính thức, vào năm ngoái, hơn 1/3 lượng dầu thô nhập khẩu vào Đức đến từ Nga. Vào tháng 4/2022, bà Franziska Giffey - Thị trưởng Berlin, tỏ ra lo lắng về tầm quan trọng của nhà máy lọc dầu Schwedt đối với nguồn cung dầu của đất nước.

Luật pháp Đức cho phép Chính phủ tiếp quản các công ty nước ngoài trong các tình huống khẩn cấp. Do vậy, Đức đã đặt nhà máy lọc dầu Schwedt, trước đây thuộc quyền kiểm soát của công ty Rosneft (Nga), dưới sự kiểm soát của nhà nước Đức. Nhà máy lọc dầu Leuna, chuyên cung cấp dầu của Nga qua đường ống Druzhba, cũng rơi vào trường hợp tương tự.

Chấm dứt phụ thuộc vào dầu mỏ Nga?

Hiện nay, Chính phủ Đức đang hợp tác với một nhà sản xuất năng lượng ở Ba Lan và thực hiện đàm phán với Kazakhstan để tìm sản phẩm thay thế dầu của Nga. Ông lớn dầu khí TotalEnergies (Pháp) cũng bày tỏ mong muốn chấm dứt sự phụ thuộc vào dầu mỏ của Nga càng sớm càng tốt.

Tiếp tục chính sách này, Chính phủ Đức đã nắm kiểm soát một phần nhà máy lọc dầu Miro. Nhà máy này chuyên cung cấp dầu thô thông qua đường ống Transalpine (hay còn gọi là TAL) - chạy từ cảng Trieste của Địa Trung Hải, qua trung gian là Bavaria để đến thành phố Karlsruhe của Đức.

Chính phủ Đức cũng đã quốc hữu hóa công ty Varo Energy và nhà máy lọc dầu Bayernoil (nằm ở bang Bavaria) do họ nắm cổ phần. Bayernoil chủ yếu lấy nguồn cung từ các nhà cung cấp khác ngoài Nga.

Theo số liệu của Văn phòng về Các vấn đề Kinh tế và Kiểm soát Xuất khẩu Đức (BAFA), trong khoản thời gian từ tháng 1/2022 đến tháng 6/2022, 32% lượng dầu thô nhập khẩu sang Đức đến từ Nga. Trước chiến tranh Nga-Ukraine, con số này là 40%. Tuy nhiên, trong tháng 6, tỷ trọng nhập khẩu dầu từ Nga chỉ còn 24%. Phần lớn lượng dầu vận chuyển qua thành phố Rotterdam (Hà Lan) nhưng Đức cũng sử dụng cơ sở hạ tầng của cảng Wilhelmshaven ở biển Bắc.

Cháy lớn tại nhà máy lọc dầu BP ở MỹCháy lớn tại nhà máy lọc dầu BP ở Mỹ
Phản ứng của Rosneft trước việc nhà máy lọc dầu PCK của Rosneft Deutschland ở Đức bị trưng thuPhản ứng của Rosneft trước việc nhà máy lọc dầu PCK của Rosneft Deutschland ở Đức bị trưng thu
Đức nắm quyền kiểm soát nhà máy lọc dầu NgaĐức nắm quyền kiểm soát nhà máy lọc dầu Nga

Ngọc Duyên

AFP