Rò rỉ Nord Stream: Yếu tố lớn thay đổi cuộc chơi?

16:55 | 07/10/2022

|
(PetroTimes) - Liệu sự cố rò rỉ đường ống dẫn khí đốt Nord Stream 1 và 2 vào ngày 27/9 có phải là “yếu tố lớn để thay đổi cuộc chơi” trong ngành năng lượng toàn cầu? Ông Olivier Appert – Cố vấn của Trung tâm năng lượng và Khí hậu của Viện Quan hệ Quốc tế Pháp (IFRI) nhận định: Còn quá sớm để biết nguyên nhân gây ra những vụ rò rỉ này. Liệu các cuộc điều tra do các chính quyền Đan Mạch, Thụy Điển, Nga và Liên Hợp Quốc tiến hành có giúp xác định được ngọn nguồn của những lỗ rò rỉ này hay không?
Rò rỉ Nord Stream: Yếu tố lớn thay đổi cuộc chơi?

Ông Olivier Appert khẳng định: Đây rõ ràng không thể là một tai nạn. Theo ông, cho dù lưới kéo của một tàu đánh cá có vô tình vướng vào đường ống đi nữa, thì cũng không thể gây ra nổi một lỗ rò trên một đường ống có đường kính 1420 mm. Chính quyền Đan Mạch và Thụy Điển cũng đã bác bỏ giả thuyết về tai nạn do động đất. Do đó, ông Olivier Appert khẳng định đây là một hành động ác ý có chủ ý.

Nord Stream 1 có thể vận chuyển 55 tỷ m3 khí/năm, gần bằng 1/3 sản lượng mà châu Âu nhập khẩu từ Nga. Công suất của Nord Stream 2 cũng tương tự, nhưng đường ống này đã bị đình chỉ hoạt động vô thời hạn). Vào mùa hè này, hoạt động cung cấp khí đốt qua Nord Stream 1 cũng đã bị dừng vì sự cố kỹ thuật, theo các nhà chức trách Nga. Như vậy, sự cố này có tác động rất lớn đến nguồn cung khí đốt.

Theo vị cố vấn của IFRI, sự kiện lớn này sẽ gây ra hậu quả lên ngành năng lượng toàn cầu. Đồng thời, đây là trường hợp tấn công đầu tiên vào một cơ sở năng lượng lớn trong một khu vực không giao tranh. Tuy trong quá khứ đã xảy những cuộc tấn công vào các tài sản lớn trong lĩnh vực năng lượng, nhưng trường hợp lần này lại diễn ra trong bối cảnh xung đột mở.

Rò rỉ Nord Stream: Yếu tố lớn thay đổi cuộc chơi?

Ví dụ cho trường hợp trên có cuộc chiến tranh giữa Iraq và Iran vào những năm 1980, khi Iraq thực hiện các cuộc tấn công vào cảng dầu thô Kharg và các giàn khoan dầu của Iran, hoặc khi Iran đặt mìn ở Vịnh Ba Tư. Tương tự như vậy, vào tháng 1/2013, trong bối cảnh xung đột Malian, mỏ dầu In Amenas ở Algeria đã bị các chiến binh thánh chiến tấn công. Và gần đây hơn, vào tháng 9/2019, trong bối cảnh xung đột ở Yemen, khu liên hợp chế biến dầu thô Abqaiq ở Ả Rập Xê-út đã bị tấn công bằng máy bay không người lái, khiến sản lượng sản xuất bị sụt giảm trong nhiều tuần.

Từ đây, ông Ông Olivier Appert nhận định: “Vụ tấn công đường ống dẫn khí đốt Nord Stream diễn ra trong bối cảnh địa chính trị căng thẳng, nhưng tình hình không liên quan trực tiếp gì đến cuộc xung đột như những trường hợp đã nêu trên. Đây là một tín hiệu quan trọng cho toàn ngành năng lượng”.

Rò rỉ Nord Stream: Yếu tố lớn thay đổi cuộc chơi?

Và ông kết luận: “Liệu có khả năng sẽ có một cuộc tấn công như vậy vào các giàn khoan dầu hoặc đường ống dẫn dầu, đường ống dẫn khí đốt hoặc các loại cáp khác nhau ở Biển Bắc hay những nơi khác không? Có cần thiết phải đề phòng những rủi ro đó không và làm thế nào? Phải thừa nhận rằng các nhà khai thác rất chú ý đến việc bảo vệ các tài sản cố định của họ. Nhưng việc đảm bảo an ninh cho các đường ống dẫn dầu và khí đốt dài hàng nghìn km là một thách thức, cũng như tăng cường an ninh cho các tuyến cáp ngầm, như lời đề nghị của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron”.

Gazprom gợi ý cung cấp khí đốt cho châu Âu qua Nord Stream-2Gazprom gợi ý cung cấp khí đốt cho châu Âu qua Nord Stream-2
Na Uy điều quân đội bảo vệ các cơ sở dầu khí sau sự cố Dòng chảy phương BắcNa Uy điều quân đội bảo vệ các cơ sở dầu khí sau sự cố Dòng chảy phương Bắc
Bộ ba Đức - Thụy Điển - Đan Mạch phối hợp điều tra về sự cố Nord StreamBộ ba Đức - Thụy Điển - Đan Mạch phối hợp điều tra về sự cố Nord Stream
Các nước đổ lỗi cho nhau phá hoại Nord StreamCác nước đổ lỗi cho nhau phá hoại Nord Stream
Ai đang phá hoại đường ống vận chuyển khí đốt từ Nga sang châu Âu?Ai đang phá hoại đường ống vận chuyển khí đốt từ Nga sang châu Âu?

Ngọc Duyên

AFP