Phân tích diễn biến giá dầu đầu tuần

13:30 | 12/03/2024

|
(PetroTimes) - Bất chấp căng thẳng ở Trung Đông và dự báo thắt chặt thị trường, giá dầu thô vẫn giữ ở mức ổn định, theo Ngân hàng ANZ. Tuy nhiên, chỉ số kinh tế của Trung Quốc và Mỹ đang khiến các nhà đầu tư lo lắng.
Giá dầu giảm
Hình minh họa

Giá dầu thô vẫn ở mức ổn định bất chấp tình hình căng thẳng ở Trung Đông và kỳ vọng về việc thắt chặt thị trường, theo thông tin từ Ngân hàng ANZ.

Theo ghi nhận mới nhất vào sáng thứ Hai, giá dầu Brent ổn định ở mức 82,32 USD/thùng và giá dầu thô Texas WTI (West Texas Intermediate) ở mức 78,16 USD/thùng. Trong khi đó, các tàu chở dầu vẫn tiếp tục đi theo các con đường khác để tránh xung đột ở biển Đỏ, làm tăng các chi phí vận chuyển. Ngân hàng ANZ nhận xét tình hình chậm trễ trong quá trình vận chuyển này tạo ra sự chênh lệch giá trong khu vực đổi với dầu thô và các sản phẩm từ dầu khác.

Châu Âu vẫn là khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất, khi xuất khẩu hàng hoá dầu mỏ đến từ các nước châu Á giảm từ tháng 1, theo ngân hàng ANZ. Châu Âu ngày càng phụ thuốc nhiều hơn vào các sản phẩm dầu mỏ của châu Á do cuộc chiến ở Ukraine.

Ả Rập Saudi đã tăng giá bán dầu của tháng tới. Ngân hàng cho biết thêm việc OPEC+ gia hạn tình trạng cắt giảm sản lượng tự nguyện cho đến cuối quý 2 có thể thắt chặt thị trường khi nhu cầu phục hồi sau thời gian tạm lắng theo mùa.

Tuy nhiên, đến đầu giờ chiều thứ Hai, giá dầu lại giảm do lo ngại về nhu cầu hiện nay và dự đoán tình trạng lạm phát của Mỹ và những tín hiệu trái chiều về kinh tế Trung Quốc.

Khoảng 12h55 giờ GMT (13h55 giờ HEC) giá dầu Brent từ biển Bắc, được giao hàng vào tháng 5, giảm 0,29% xuống còn 81,84 USD/thùng.

Tương tự ở Mỹ, một thùng dầu thô Texas (WTI), được giao hàng vào tháng 4, giảm 0,35% xuống còn 77,72 USD/thùng.

Giá dầu giảm “do lo ngại về sức mạnh kinh tế của Trung Quốc trong năm này, nguyên nhân do các thông tin phát ra từ Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc (ANP)” của Trung Quốc được tổ chức vào hôm thứ 2, “liên quan đến các biện pháp tăng cường đang bị hạn chế”, theo ông Bjarne Schieldrop, nhà phân tích của Seb.

Phiên họp Quốc hội thường niên của Trung Quốc đã bế mạc vào hôm thứ hai. Nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này đang bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng bất động sản và phải chống chọi với tình trạng thất nghiệp đang diễn ra.

Gã khổng lồ châu Á đã đặt ra trong buổi khai mạc Quốc hội vào tuần trước một mục tiêu khiêm tốn hơn vào năm 2024, chỉ “ở mức 5%”.

Trung Quốc thừa nhận rằng mục tiêu này sẽ “không dễ dàng” để đạt được và các “rủi ro kinh tế tiềm ẩn” trong một vài lĩnh vực sẽ tiếp tục kéo nền kinh tế đi xuống. Và họ không công bố kế hoạch giải quyết vấn đề chi tiết nào.

Ngoài ra, “các nhà đầu tư đang tập trung vào lạm phát Mỹ”, các nhà phân tích của DNB (công ty chuyên cung cấp dữ liệu thương mại của Mỹ) cho biết.

Việc công bố chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong tháng 2 của Hoa Kỳ, dự kiến vào tháng 3, có thể hoặc không củng cố được triển vọng giảm lãi suất của Mỹ, và cùng với đó là đồng USD. Điều này có thể ảnh hưởng đến giá dầu.

Giá dầu thô thực sự được tính bằng USD và một đồng USD thấp hơn có khả năng hỗ trợ nhu cầu.

Các nhà phân tích của DNB cũng lưu ý rằng các nhà giao dịch tiền tệ "đang theo dõi các cuộc đàm phán ngừng bắn giữa Israel và Hamas, vốn vẫn đang bế tắc".

Nỗ lực giữ giá đồng bạc xanh của Fed có ảnh hưởng đến giá dầu?Nỗ lực giữ giá đồng bạc xanh của Fed có ảnh hưởng đến giá dầu?
Phân tích dữ liệu nhập khẩu dầu thô của Trung QuốcPhân tích dữ liệu nhập khẩu dầu thô của Trung Quốc
Giá dầu hôm nay (12/3): Dầu thô tăng nhẹGiá dầu hôm nay (12/3): Dầu thô tăng nhẹ

Nh.Thạch

AFP