Mỹ tiếp tục thúc ép OPEC, Trung Quốc, Nhật Bản chuẩn bị giải phóng dầu dự trữ
![]() |
Chính quyền Biden lần đầu tiên đã yêu cầu một loạt các quốc gia, bao gồm cả Trung Quốc, xem xét giải phóng kho dự trữ dầu thô.
Hãng thông tấn Kyodo Nhật Bản đưa tin hôm thứ Bảy, Chính phủ Nhật Bản đang xem xét giải phóng dầu khỏi nguồn dự trữ để đối phó với giá dầu thô tăng. Đây sẽ là lần đầu tiên Nhật Bản giải phóng dự trữ dầu vì mục đích hạ giá, mặc dù trước đây nước này đã khai thác lượng dự trữ như vậy khi đối mặt với thiên tai và rủi ro địa chính trị ở nước ngoài
Nhật Bản đã phản ứng tích cực với kêu gọi của Hoa Kỳ về việc giải phóng dầu dự trữ.
Chính phủ Nhật hôm thứ Sáu đã công bố gói kích thích kinh tế kỷ lục trị giá 490 tỷ USD, bao gồm các biện pháp nhằm chống lại giá dầu cao hơn, trong đó bao gồm kế hoạch trợ cấp cho các nhà máy lọc dầu với mục đích kiềm chế giá xăng và nhiên liệu.
Cục Dự trữ Chiến lược Trung Quốc cũng cho biết Trung Quốc đang chuẩn bị giải phóng kho dự trữ dầu thô chiến lược.
Thông tin này xuất hiện ngay sau khi Tổng thống Mỹ Joe Biden kêu gọi nhà chức trách Trung Quốc và các nước tiêu thụ dầu lớn khác trên thế giới cùng phối hợp thực hiện nhằm nỗ lực ngăn chặn đà leo thang của giá dầu, tuy nhiên Trung Quốc phủ nhận hành động theo lời kêu gọi của Hoa Kỳ, cho biết động thái này có thể đã được lên kế hoạch trước cuộc gặp trực tuyến giữa Chủ tịch Tập Cận Bình với Tổng thống Joe Biden, khi ông Biden lần đầu đề cập tới kế hoạch này.
Các thành viên của OPEC+ cho rằng khả năng phục hồi kinh tế thế giới rất mong manh, dự kiến tháng tới sẽ dư cung dầu.
Trong khi đó, OPEC vẫn còn khoảng 3,8 triệu thùng/ngày bị cắt giảm nguồn cung chưa quay trở lại thị trường. Một số thành viên đã không thể đạt được mục tiêu sản xuất do đầu tư thấp trong nhiều năm. Tổ chức này lại không đạt được mục tiêu trong tháng 10 do một số quốc gia gặp khó khăn trong việc đạt được mức sản lượng đề xuất.
Các quốc gia khác đã gây sức ép với OPEC, bao gồm cả Trung Quốc và Ấn Độ.
Elena
- Đức muốn quốc hữu hóa một phần Nord Stream-2?
- Canada: Turbine khí đốt sẽ không sớm quay trở lại Nga
- Những sự kiện nổi bật trên thị trường Năng lượng Quốc tế tuần từ 20/6 - 25/6
- Bị chính quyền ép, các nhà máy lọc dầu Mỹ nói không có giải pháp thần kỳ
- Nhìn lại các mốc quan trọng trong cuộc chiến khí đốt giữa Nga và phương Tây
- Doanh thu từ khí đốt của Nga vẫn cao dù nguồn cung sang châu Âu giảm
- Fitch Ratings nâng dự báo giá dầu Brent năm 2022
- Bản tin Dầu khí 24/6: 57% người Mỹ không hài lòng với cách xử lý khủng hoảng của Tổng thống
- Giá dầu lao dốc do nhà đầu tư lo ngại Fed tăng lãi suất sẽ ảnh hưởng đến nhu cầu
- Châu Âu cần chuẩn bị cho kịch bản Nga cắt 100% nguồn cung khí đốt