Hội đồng Đại Tây Dương: Chương trình nghị sự năng lượng toàn cầu năm 2024 (Bài 3)

14:00 | 11/04/2024

|
Sau đây là bài viết tiểu luận của Bộ trưởng về chuyển đổi năng lượng và phát triển bền vững Marrocco-bà Leila Benali, Chủ tịch Khóa họp của Đại hội đồng Liên hợp quốc về môi trường.
Hội đồng Đại Tây Dương: Chương trình nghị sự năng lượng toàn cầu năm 2024 (Bài 3)

Bài 3: Chuyển đổi năng lượng lấy con người làm trung tâm

Sau đây là bài viết tiểu luận của Bộ trưởng về chuyển đổi năng lượng và phát triển bền vững Marrocco-bà Leila Benali, Chủ tịch Khóa họp của Đại hội đồng Liên hợp quốc về môi trường:

Mô tả diễn biến tình hình khó lường gần đây của cuộc khủng hoảng toàn cầu, một nhà thông thái đã từng nói: “Chúng ta đã phải đối mặt với những bi kịch kéo dài cả thế kỷ chỉ trong vòng chưa đầy hai năm”. Hệ thống y tế của chúng ta có thể đã trở lên kiên cường và mạnh mẽ hơn sau đại dịch COVID-19 song nền kinh tế và hệ thống tài chính của chúng ta vẫn còn đang gặp nhiều khó khăn vào thời điểm mà các thị trường mới nổi như Marocco muốn thoát “bẫy” thu nhập trung bình (middle-income trap) với tốc độ tăng trưởng GDP đạt 3%.

Hiện cuộc chiến CHLB Nga-Ukraine đã làm tăng thêm sự xáo trộn chưa từng có trong chuỗi cung ứng hàng hóa vốn đã bị chệch hướng trước đó, đã đe dọa an ninh năng lượng của các quốc gia trên thế giới cũng như gây ra áp lực đối với lạm phát toàn cầu. Đây không phải là lần đầu tiên nhân loại phải đối mặt với sự tích lũy liên tục của những biến động như vậy song đây là lần đầu tiên nó làm được điều đó ở mức nợ toàn cầu kỷ lục là 235 nghìn tỷ USD, tương đương với 238% GDP toàn cầu vào năm 2022 theo báo cáo cập nhật của IMF. Điều này đặt ra việc không còn nhiều chỗ room để giải quyết bộ ba khủng hoảng hành tinh trong thời đại chúng ta: Biến đổi khí hậu, suy thoái về môi trường và mất đa dạng sinh học.

Chúng ta thường được nhắc nhở về sự mong manh của môi trường toàn cầu với các hiện tượng thời tiết cực đoan hoặc thảm họa thiên nhiên. Hiện có tới 1/4 số các nước thành viên của Liên hợp quốc, chủ yếu là các quốc đảo nhỏ đang phát triển có nguy cơ bị biến mất vào cuối thế kỷ này do mực nước biển dâng cao. Nhân loại sẽ đối mặt với các câu hỏi do tác động của biến đổi khí hậu gây ra đối với chủ quyền và bản sắc dân tộc (sovereignty and national identity) lần đầu tiên. Vậy liệu trật tự thế giới của chúng ta sau Thế chiến thứ hai, bao gồm cả hệ thống tài chính Bretton Wood là một hệ thống quan hệ tiền tệ dùng đồng đô-la Hoa Kỳ thay thế cho một thước đo duy nhất để thanh toán tiền tệ quốc tế và cất giữ dự trữ (1944-1976) đã được chuẩn bị trả lời vấn đề trên như thế nào?

Một phần của câu trả lời đã được người ta biết rõ là: Quá trình loại bỏ carbon của các lĩnh vực phát thải và tăng tốc độ chuyển đổi năng lượng sẽ làm dịu đi những tác động tồi tệ nhất của biến đổi khí hậu. Điều có lẽ diễn ra vào Thế kỷ 21 này với việc một số quốc gia nên chỉ ra phương thức cho dù trách nhiệm mang tính lịch sử đạt thấp do việc gây ra sự nóng lên của hành tinh của chúng ta. Marocco đã đưa ra những cam kết mang tính lâu dài hướng tới sự bền vững mặc dù có lượng khí thải carbon không đáng kể. Đây là một trong số những quốc gia đầu tiên trên thế giới đặt mục tiêu cắt giảm 45,5% lượng phát thải khí nhà kính GHG vào năm 2030 trong khuôn khổ Đóng góp do quốc gia tự quyết định (nationally determined contribution-NDC, 2022).

Nhằm đạt được mức cắt giảm khí thải carbon cần thiết, tính thực dụng và tính toàn diện vẫn luôn là chìa khóa của mọi vấn đề. Khi khả năng chi trả cũng như sự phát triển kinh tế-xã hội là không thể thương lượng được, dẫn đến việc không có chỗ room dành cho hệ tư tưởng trong phân loại học công nghệ tiên tiến và nhiên liệu. Chúng ta phải đặt câu chuyện chuyển đổi năng lượng truyền thống mang tính thuật lại, được thúc đẩy bởi sự chia rẽ diễn ra trong Thế kỷ XX đã qua và nắm bắt những câu chuyện mới của Thế kỷ XXI này.

Hiện Marocco tạo ra hơn 40% tổng sản lượng công suất điện quốc gia đến từ năng lượng tái tạo và cũng là một nước nhập khẩu nhiều nhiên liệu hóa thạch mà phần lớn do vẫn chịu ảnh hưởng của sự biến động giá cả hàng hóa toàn cầu cũng như các vấn đề về nguồn cung. Cách tiếp cận của Marocco đối với năng lượng và ứng phó với biến đổi khí hậu được xây dựng trong suốt ba thập kỷ qua song có tính đến sự phức tạp của việc xây dựng một môi trường đáng tin cậy và đường hướng phát triển bền vững, đồng thời hiểu rõ bản chất lâu dài của đầu tư năng lượng và vai trò nhiên liệu có hàm lượng carbon thấp hơn như khí đốt tự nhiên được cho là chìa khóa đối với quá trình chuyển đổi năng lượng một cách có trật tự.

Việc sản xuất điện ở Marocco dựa trên than sẽ dần bị loại bỏ. Quan trọng hơn, chúng tôi muốn khai thác các nguồn tài nguyên tái tạo đặc biệt của mình với động lực được tạo ra bởi các công nghệ đổi mới sáng tạo đang phát triển như hydrogen xanh, nhiên liệu điện tử và lưu trữ. Chúng tôi cũng mong muốn tận dụng khuôn khổ pháp lý thuận lợi và ba thập kỷ kinh nghiệm trong việc cơ cấu và phát triển các dự án năng lượng tái tạo và năng lượng của tư nhân.

Mục tiêu chiến lược của Marocco gồm ba phần: (1) Đẩy nhanh (tức là tăng gấp ba) tốc độ đầu tư vào năng lượng tái tạo và các lĩnh vực quan trọng như cơ sở hạ tầng truyền tải và giải pháp công nghệ lưu trữ bắt đầu ngay từ hôm nay. (2) Xây dựng hệ thống năng lượng vững chắc và linh hoạt cũng như hệ thống mạng lưới điện an toàn, giá cả phải chăng và bền vững. (3) Đặt con người vào trung tâm của quá trình chuyển đổi năng lượng và đường hướng net zero, thâm nhập vào các mô hình kinh tế-xã hội mới hiện đang được xây dựng.

Vậy thì Marocco sẽ phấn đấu đạt được những mục tiêu trên như thế nào? Chiến lược phát triển bền vững quốc gia (national sustainable development strategy-NSDS) là khuôn khổ tham chiếu của chúng tôi để hỗ trợ các chính sách và chương trình trong việc thực hiện những ưu tiên phát triển bền vững của quốc gia, đồng thời cũng điều chỉnh phù hợp với Chương trình nghị sự 2030 và 17 Mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc (2015) luôn là định hướng chính của Vương quốc Marocco về Mô hình phát triển mới (new development model-NDM, 2021). Theo đó, đến năm 2050, NSSD đặt mục tiêu sẽ thúc đẩy khả năng phục hồi, phát triển con người và giảm thiểu bất bình đẳng xã hội và lãnh thổ, giảm thiểu và thích ứng với hậu quả của biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường.

Điều khác biệt ở chiến lược mới này là sự tiếp cận. Thông qua tham vấn liên tục, chúng tôi đã khai thác trí tuệ tập thể của tất cả các bên liên quan, bao gồm chính quyền địa phương, khu vực tư nhân và xã hội dân sự cũng như thanh niên và người Marocco hiện đang sinh sống và định cư ở nước ngoài cùng với các dân tộc thiểu số khác nhằm định hình tương lai mà tất cả người dân mong muốn đối với quốc gia và đồng hành cùng với chính phủ trung ương xây dựng các công cụ phù hợp để vận hành đường hướng phát triển bền vững về kinh tế-xã hội của quốc gia. Cách tiếp cận toàn diện và dân chủ này đã có tác động hữu hình đến thế hệ chính sách công mới của đất nước.

Con đường phát triển của Marocco vẫn cần phải được mang tính toàn diện, công bằng và bền vững. Vì vậy, đây là không gian và thời gian để xã hội xác định các tác động tích cực và tiêu cực bên ngoài của sự phát triển và định giá chúng. Những đòn bẩy chính sách cho phát triển bền vững này được xác định ở cấp địa phương, thừa nhận những nhu cầu và nguyện vọng đa dạng trong số mười hai khu vực tỉnh của đất nước.

Ngay cả khi cá nhân tôi cũng rất tự hào với những bước đi mang tính nhảy vọt trong công nghệ không gian vũ trụ khi vẫn chưa xuất hiện Hành tinh B thì xã hội loài người vẫn phụ thuộc vào môi trường của mình trên Hành tinh Trái đất. Chiến lược phát triển bền vững của Marocco không chỉ là sự đáp ứng cuộc khủng hoảng khí hậu toàn cầu hay chỉ là một đường hướng không chắc chắn khác mà còn là một phương tiện để đưa nhân loại quay trở lại chính sách của chúng ta, đặt con người vào trung tâm của toàn hệ thống.

Tại cuộc thăm dò khảo sát trên, chỉ có những khác biệt khiêm tốn ở hầu hết các nhóm dân số trong nhóm khảo sát. Cho dù nhìn nhận bằng tuổi tác, giới tính và thời gian làm việc trong lĩnh vực công nghiệp hoặc khu vực địa lý, thì các câu trả lời đều khá tương tự nhau. Điều này đáng chú ý nhất khi so sánh các câu trả lời đến từ khu vực Global South và Global North. Ví dụ, mặc dù người ta có thể mong đợi một sự khác biệt đáng kể về tỷ lệ tập trung vào nhu cầu năng lượng ngày càng gia tăng ở các thị trường mới nổi khi được hỏi thì trả lời trong lặng im với 20% số người thuộc Global South và 16% số người ở Global North.

Tuy vậy, vẫn có hai nhóm khác biệt nổi bật giữa các câu trả lời khá nhất quán khác. Các nhóm này thường liên hệ gắn chặt với lĩnh vực sản xuất dầu khí, đó là những người làm việc trong lĩnh vực công nghiệp và những người hiện đang sinh sống trong khu vực MENA (Trung Đông và Bắc Phi), nơi tài nguyên nhiên liệu hóa thạch đóng vai trò to lớn trong nền kinh tế song có nhiều khả năng gặp phải dòng đầu tư vốn tài chính dưới mức do cân nhắc ESG như là một nguyên nhân quan trọng gây ra biến động thị trường năng lượng. Giữa những người làm việc trong lĩnh vực dầu khí thì có tới 38% số người khi trả lời đã chọn lựa chọn phương án này, trong khi đó, đối với những người ở khu vực MENA thì tỷ lệ này là 39%. Trong cả hai trường hợp, đây là câu trả lời phổ biến nhất.

Một biến thể khác trong câu trả lời cho câu hỏi này đến từ những người tham gia cuộc thăm dò khảo sát cho rằng dầu sẽ không đạt đỉnh trước năm 2040, nếu có thì tin rằng sẽ đạt được net zero sẽ tạo ra lực cản kinh tế. Nhóm người này khi trả lời coi việc đầu tư dưới mức liên quan đến ESG là nguyên nhân lớn nhất (31%) gây ra biến động năng lượng. Họ ít tin tưởng vào khả năng của các nguồn ngoài nhiên liệu hóa thạch để có thể cung cấp năng lượng đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế thế giới và hy vọng rằng sẽ giảm đầu tư vốn tài chính vào những nguồn năng lượng này sẽ dẫn đến giá cả cao hơn và nguồn cung thấp hơn.

Tương lai của dầu khí trong hỗn hợp năng lượng

Tính trung bình, những người được hỏi thăm dò khảo sát lần này kỳ vọng nhu cầu dầu sẽ đạt đỉnh sau 15 năm nữa, hoặc vào khoảng năm 2039, trong khi đó vào năm ngoái, số người khi được hỏi đã ước tính nhu cầu dầu đạt đỉnh vào đầu năm 2036. Ba năm trước đây, trong cuộc thăm dò khảo sát về Chương trình nghị sự năng lượng toàn cầu đầu tiên của AC, những người khi được hỏi đều cho biết thời điểm đó sẽ xảy ra gần đầu những năm 2030 tới. Những con số này dựa trên giá trị trung bình của các câu trả lời; các ngày dự kiến ​​trung bình là sớm hơn. Theo thước đo sau, nhóm tham gia thăm dò khảo sát với tư cách là một nhóm kỳ vọng lượng dầu đạt đỉnh sẽ xảy ra vào 2034, bị lùi lại so với phản hồi năm ngoái sẽ là vào năm 2029.

Những chủ đề then chốt đối với nền kinh tế năng lượng toàn cầu năm 2024 (Kỳ 2) Những chủ đề then chốt đối với nền kinh tế năng lượng toàn cầu năm 2024 (Kỳ 2)
ING: Triển vọng về năng lượng  với tham vọng lớn và tốc độ tăng trưởng ổn định hơn trong năm 2024 (Kỳ 1) ING: Triển vọng về năng lượng với tham vọng lớn và tốc độ tăng trưởng ổn định hơn trong năm 2024 (Kỳ 1)
Những chủ đề then chốt đối với nền kinh tế năng lượng toàn cầu năm 2024 (Kỳ 3) Những chủ đề then chốt đối với nền kinh tế năng lượng toàn cầu năm 2024 (Kỳ 3)

Tuấn Hùng

Atlantic Council