Giá dầu tuần qua và dự báo tuần tới

13:04 | 06/07/2020

|
(PetroTimes) - Giá Brent giao tháng 9 trong tuần giao dịch từ 29/06 đến 03/07 biến động trong biên độ 40,1 – 43,1 USD/thùng, đóng cửa tuần giao dịch ở mức gần cao nhất 42,77 USD/thùng, tăng gần 5%/tuần).    
gia dau tuan qua va du bao tuan toi 573625Giới chuyên gia: Giá dầu sẽ phục hồi khiêm tốn trong năm nay
gia dau tuan qua va du bao tuan toi 573625Citigroup: Giá dầu sẽ không bao giờ trở lại mốc 100 USD/thùng
gia dau tuan qua va du bao tuan toi 573625

Mở cửa tuần giao dịch ngày 29/06 Brent giảm nhẹ xuống 40,09 USD/thùng, sau đó tăng 41,81 USD/thùng nhờ chỉ số PMI Trung Quốc tăng trong tháng 6, cho thấy nền kinh tế thứ 2 thế giới phục hồi ổn định, ngân hàng Trung Ương Trung Quốc xem xét nới lỏng chính sách tiền tệ nhằm tiếp tục duy trì đà phục hồi kinh tế. Ngày 30/06 Brent giao dịch quanh mốc 41-41,5 USD/thùng do lo ngại về số ca nhiễm Covid-19 tại Mỹ tăng cao, nguồn cung dầu thô Libya – chiếm 1% sản lượng toàn cầu - sẽ quay trở lại thị trường trong thời gian tới sau khi gián đoạn từ đầu năm 2020. Từ ngày 01/07 Brent lấy lại đà tăng nhẹ, trong phạm vi 42-43 USD/thùng sau khi EIA công bố trữ lượng dầu thương mại Mỹ giảm mạnh 7,2 triệu thùng/tuần, OPEC+ cắt giảm thêm sản lượng 1,92 triệu bpd so với tháng 5.

Ngoài ra, chỉ số PMI các nền kinh tế lớn như: Mỹ, Eurozone, Nhật Bản, Úc trong tháng 6 tăng cho thấy kinh tế thế giới tiếp tục phục hồi, thị trường lao động Mỹ tạo ra 4,8 triệu việc làm cũng đã hỗ trợ Brent giữ được mức giá trên 42 USD/thùng. Tuy nhiên, số ca mắc Covid-19 mới tại Mỹ, Brazil tăng mạnh tạo ra tâm lý lo ngại về một làn sóng các biện pháp hạn chế xã hội mới có thể xảy ra, dẫn đến gián đoạn sự phục hồi nhu cầu tiêu thụ nhiên liệu.

Đáng chú ý, căng thẳng giữa Trung Quốc với Mỹ và phương Tây, Ấn Độ leo thang liên quan đến Hong Kong, Biển Đông và vùng lãnh thổ tranh chấp Ladakh. Sau khi luật An ninh quốc Hong Kong có hiệu lực, đáp trả, Mỹ sẵn sàng áp dụng lệnh trừng phạt đối với quan chức cấp cao Trung Quốc liên quan đến quyền con người tại Tân Cương, ngân hàng thực hiện giao dịch với quan chức Trung Quốc liên quan đến nền dân chủ Hong Kong, hạn chế xuất khẩu thiết bị nhạy cảm và giao dịch với Huawei, ZTE, điều tàu sân bay đến tập trận tại biển Đông. Ấn Độ cũng tuyên bố tẩy chay thiết bị năng lượng, đồng thời chặn hàng loạt các ứng dụng di động, mạng xã hội, kênh thương mại điện tử Trung Quốc, trong đó có Tik-Tok. Đáp trả, Trung Quốc cảnh báo có thể dừng thực hiện thỏa thuận thương mại với Mỹ, hạn chế nhập khẩu nguyên liệu thô từ Úc. Trong bối cảnh này, Nga vẫn giữ lập trường trung lập, tiếp tục đàm phán về khả năng gia tăng nguồn cung khí đốt (6 tỷ m3/năm) cho Trung Quốc theo đường ống Sila Siberia cho thấy sự ủng hộ có thể nghiêng về phía Trung Quốc trong trường hợp cần thiết.

Những yếu tố tác động tiêu cực đén giá dầu tuần tới có thể là:

OPEC+ khả năng cao sẽ tăng sản lượng khai thác thêm 2 triệu bpd từ 01/08, giảm hạn ngạch cắt giảm xuống còn 7,6 triệu bpd.

Arab Saudi đe dọa Nigeria, Angola cuộc chiến giá dầu nếu 2 nước này không tuân thủ hạn ngạch OPEC+ có thể dẫn đến mâu thuẫn trong nội bộ OPEC.

Goldman Sachs hạ dự báo tăng trưởng GDP Mỹ quý 3 do một số tiểu bang áp dụng các biện pháp hạn chế xã hội mới phòng chống Covid-19, như vậy, cả năm 2020 GDP Mỹ sẽ suy giảm -4,6%, thay vì -4,2%.

Kho lưu trữ dầu Trung Quốc hiện đã đạt 69%, cao hơn 24% so với cùng kỳ. Mặc dù các kho lưu trữ mới được dần đưa vào hoạt động nhưng đây là dấu hiệu cho thấy nhập khẩu dầu của Trung Quốc đang đạt mức đỉnh và khó có thể tăng thêm trong thời gian tới.

Theo chúng tôi nhận định, trong tuần này, giá Brent sẽ giao động trong biên độ 40–45 USD/thùng.

Viễn Đông