Gazprom còn giữ được vị thế độc tôn ở thị trường châu Âu?

19:36 | 15/09/2020

|
(PetroTimes) - Ý trở thành thị trường nhập khẩu khí đốt số 1 của Gazprom trong tháng 7 sau khi Đức giảm trên 50%. Ý đã tăng 27% khối lượng nhập khẩu so với cùng kỳ năm 2019 lên 1,67 tỷ m3 (so với tháng 6 giảm 16%) trong khi Đức giảm 2,2 lần xuống còn 1,27 tỷ m3 (so với tháng 6 giảm 1,7 lần); Belarus đứng vị trí thứ 3, giảm 5,5% xuống còn 1,27 tỷ m3; Slovakia đứng vị trí thứ 4, tăng 28% lên 1,06 tỷ m3; Pháp đứng cuối trong top 5, giảm 38% xuống còn 759 triệu m3.
Gazprom tăng cường cung cấp khí đốt tự nhiên sang Trung QuốcGazprom tăng cường cung cấp khí đốt tự nhiên sang Trung Quốc
Gazprom đang mất thị phần khí đốt tại thị trường Thổ Nhĩ KỳGazprom đang mất thị phần khí đốt tại thị trường Thổ Nhĩ Kỳ
0044-bluestream

Đáng chú ý, Thổ Nhĩ Kỳ (nguyên thị trường số 2) đã giảm hơn 3 lần khối lượng nhập khẩu khí đốt Gazprom xuống còn 363 triệu m3. Thổ Nhĩ Kỳ hy vọng Nga sẽ chào mức giá cạnh tranh nếu muốn gia hạn hợp đồng cung cấp khí đốt 16 tỷ m3/năm với Botas hết hạn vào năm 2021, đặc biệt sau khi nước này giảm đáng kể nhập khẩu khí đốt đường ống Gazprom (từ 21 tỷ m3 năm 2018 xuống 4,7 tỷ m3 trong nửa đầu năm 2020), tăng nhập khẩu từ Azerbaijan, Iran. Trong năm 2020, Thổ Nhĩ Kỳ đã nhiều lần đề nghị dừng hoạt động của đường ống Turkey Stream và Blue Stream để bảo trì nhằm giảm nhập khẩu. Ngoài ra, Thổ Nhĩ Kỳ mới đây tuyên bố phát hiện mỏ khí mới tại Biển Đen có trữ lượng ước tính lên tới 320 tỷ m3 cũng là con bài giúp nước này ép giá Gazprom. Hợp đồng dài hạn với Socar (Azerbaijan) cũng hết hạn vào năm 2021.

Viễn Đông