Đông Nam Á cần được hỗ trợ đặc biệt về năng lượng tái tạo
Công ty năng lượng xanh Masdar của Abu Dhabi và công ty Citaglobal của Malaysia đã ký thỏa thuận ban đầu để cùng phát triển các dự án năng lượng tái tạo trị giá 2 gigawatt hồi năm 2023. Ảnh RT |
“80% tổng năng lượng tái tạo toàn cầu đang được nắm giữ bởi gần 70 quốc gia, con số này đang trên đà chạm mốc và vượt qua mục tiêu mà các nước đã đặt ra cho năm 2030”, IEA cho biết trong báo cáo hằng năm về “Năng lượng tái tạo 2024”.
Sự tăng trưởng này “không hoàn toàn đáp ứng” các mục tiêu được đề ra tại Hội nghị Liên hợp quốc về Biến đổi Khí hậu (COP28) vào tháng 12/2023, là tăng gấp ba lần mức năng lượng toàn cầu vào cuối thập kỷ này. Tuy nhiên, điều này hoàn toàn có thể đạt được nếu chính phủ các nước biết nắm bắt được các cơ hội hành động ngắn hạn.
Theo IEA, công suất năng lượng tái tạo toàn cầu sẽ đạt mốc 2,7 lần so với năm 2022 vào năm 2030.
Tính đến năm 2030, riêng điện mặt trời dự kiến sẽ chiếm đến 80% tổng năng lượng tái tạo toàn cầu. Trong khi đó, năng lượng gió có thể được mở rộng và tăng gấp đôi sản lượng vào khoảng thời gian từ năm 2024- 2030 so sánh với giai đoạn từ 2017- 2023.
Trung Quốc đang ở vị trí dẫn đầu
Xét về mặt địa lý, Trung Quốc dự kiến sẽ nắm giữ khoảng 60% tổng công suất năng lượng tái tạo được lắp đặt trên toàn thế giới vào năm 2023 và chiếm gần một nửa mức năng lượng tái tạo toàn cầu, so với năm 2010 là một phần ba.
Tuy nhiên, IEA nhấn mạnh rằng các nhiên liệu tái tạo như nhiên liệu sinh học hoặc hydro đang có bước tụt hậu và cần thiết phải có các chính sách hỗ trợ chuyên biệt để khử lượng carbon cho các lĩnh vực khó điện khí hóa.
Mục tiêu tăng gấp ba lần mức năng lượng tái tạo đã được đề ra tại COP28, tổ chức tại Dubai. Các bên tham gia đã thống nhất kêu gọi một “quá trình chuyển đổi” hướng tới “loại bỏ nhiên liệu hóa thạch ra khỏi hệ thống năng lượng”.
Đây là điều kiện tiên quyết để đạt được mục tiêu tham vọng nhất của Thỏa thuận Paris: giới hạn sự gia tăng nhiệt độ Trái Đất ở mức 1,5 độ C vào năm 2050, trong vòng 25 năm tới so với thời kỳ tiền công nghiệp.
Ngoài việc sản xuất điện không thải ra khí carbon, năng lượng tái tạo còn mang lại lợi ích về chi phí sản xuất: ít tốn kém.
Sự lựa chọn tiết kiệm nhất
Theo Giám đốc điều hành của IEA, Fatih Birol, việc triển khai nhanh chóng năng lượng tái tạo cũng vì thực tế rằng hiện nay, đây là “lựa chọn ít tốn kém nhất để bổ sung cho các nhà máy điện mới ở hầu hết các quốc gia trên thế giới”.
Ông còn nói thêm : “Đến năm 2030, thế giới sẽ bổ sung hơn 5.500 gigawatt công suất năng lượng tái tạo, gần bằng tổng công suất hiện tại của Trung Quốc, Liên minh Châu Âu và Hoa Kỳ gộp lại. Đến thời điểm đó, chúng tôi dự kiến năng lượng tái tạo sẽ đáp ứng được một nửa nhu cầu điện toàn cầu”.
Tuy nhiên, IEA nhấn mạnh, để đạt được mức tăng trưởng gấp ba lần này, các quốc gia cần phải “dũng cảm hơn” trong việc trình bày, nâng cấp các mục tiêu về khí hậu (NDC) từ nay đến năm 2025 theo Thỏa thuận Paris.
Cơ quan này còn đặc biệt khuyến nghị về việc tăng cường hợp tác quốc tế để giảm bớt các chi phí tài chính sử dụng cho năng lượng tái tạo (gió, mặt trời và khí sinh học), được cho là cao đối với “các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển”, có khả năng kìm hãm sự tăng trưởng của các nước vốn có “tiềm năng lớn” như các nước ở Châu Phi và Đông Nam Á.
Các quốc gia cũng cần đảm bảo rằng năng lượng mặt trời và năng lượng gió được tích hợp vào hệ thống điện một cách tốt nhất. Việc này đòi hỏi hệ thống điện phải linh hoạt hơn cũng như tăng cường thêm dung lượng lưu trữ của pin.
“Sự phát triển về năng lượng tái tạo mà chúng ta đang thấy hiện nay chỉ mới là khởi đầu”, nhóm chuyên viên về năng lượng Ember đã nhận xét.
Họ còn nhận xét thêm trong một bình luận gửi AFP: “Thị trường đã có thể đáp ứng các nhu cầu về năng lượng tái tạo, điều mà các chính phủ hiện nay cần phải ưu tiên đầu tư vào đó là lưu trữ, mạng lưới điện và các hình thức chuyển đổi khác sạch và linh hoạt hơn”.
H.Phan
AFP
- Bản tin Năng lượng xanh: Sự trở lại của Tổng thống Trump có thể làm chậm lại chứ không ngăn sự bùng nổ năng lượng sạch của Mỹ
- Bản tin Năng lượng xanh: Nhu cầu năng lượng xanh của Mỹ dự kiến sẽ tăng bất kể ai sẽ là Tổng thống tiếp theo
- Bản tin Năng lượng xanh: Repsol tìm đến các thỏa thuận năng lượng tái tạo, tìm kiếm 'giải pháp' cho doanh nghiệp Biển Bắc
- Mô hình tối ưu hóa thị trường điện Bắc Âu
- Indonesia đặt mục tiêu trở thành “cường quốc” xe điện
- Lợi nhuận sụt giảm, Eni điều chỉnh mục tiêu kinh doanh
- Ả Rập Xê-út cam kết duy trì vị thế "gã khổng lồ" dầu mỏ
- Bản tin Năng lượng xanh: Cuộc đấu giá điện gió ngoài khơi Vịnh Maine của Mỹ đặt ra thử thách cho ngành công nghiệp đang gặp khó khăn