Nguyên nhân nào khiến Đông Nam Á bỏ lỡ mục tiêu xanh?
Câu hỏi đặt ra đằng sau việc Đức muốn có thêm dầu Kazakhstan |
Chiến thắng của ConocoPhillips khiến tiền khí đốt của Venezuela tan thành mây khói |
Nhà máy điện khí Kirchmoeser do Uniper SE vận hành tại Brandenburg, Đức. Ảnh Bloomberg |
Trung tâm Năng lượng ASEAN cho biết trong một báo cáo rằng năng lượng sạch sẽ chiếm 19% tổng năng lượng của khu vực vào cuối năm sau, thấp hơn so với mục tiêu 23% của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á. Báo cáo cho biết Đông Nam Á có thể trở thành khu vực nhập khẩu LNG ròng vào năm 2027.
Zulfikar Yurnaidi, người đứng đầu bộ phận lập mô hình năng lượng và hoạch định chính sách tại viện nghiên cứu này, cho biết các ngành công nghiệp và vận tải ở những nền kinh tế lớn như Indonesia và Việt Nam là động lực tiêu thụ điện khí chính, nhưng điện khí hóa hộ gia đình ở các quốc gia nhỏ hơn như Campuchia cũng sẽ góp phần làm tăng gấp đôi nhu cầu LNG vào năm 2050.
Theo báo cáo, đến năm 2025, nhóm ASEAN sẽ vượt mục tiêu lắp đặt năng lượng tái tạo. Nhưng khả năng lưu trữ hạn chế có nghĩa là khu vực này sẽ phải vật lộn để liên tục phân phối năng lượng đó vào lưới điện, ông Yurnaidi cho biết.
Các nhà nghiên cứu cho biết, để cắt giảm khí thải và tăng cường an ninh năng lượng, các Chính phủ phải thúc đẩy nhiều chính sách thân thiện với khí hậu cùng một lúc. Trong đó có tài chính xanh, hiện đại hóa lưới điện quốc gia, áp dụng các công nghệ mới nổi như thu giữ carbon và nhiên liệu hàng không bền vững, thậm chí cập nhật các chương trình giáo dục để chuẩn bị cho người lao động làm việc xanh.
Ông Yurnaidi cho biết, khi nói đến việc giảm dần nhiên liệu hóa thạch, thì quá trình chuyển đổi năng lượng trong khu vực này lại chỉ là một hành động cân bằng rất “mong manh”.
Không giống như Liên minh châu Âu, ASEAN không có cơ chế quản lý chung và hoạt động trên cơ sở xây dựng sự đồng thuận giữa các thành viên. Những người chỉ trích cho rằng điều đó ngăn cản khối này thực hiện hành động phối hợp về các vấn đề cấp bách và phức tạp như biến đổi khí hậu.
Yến Anh
Bloomberg
-
Vương quốc Anh dẫn đầu hỗ trợ chuyển đổi năng lượng sạch toàn cầu
-
Kế hoạch năng lượng của ông Trump thực sự có thể mang lại lợi ích gì cho môi trường?
-
Chuyển đổi năng lượng ở Đông Nam Á đứng trước thử thách khi ông Trump quay lại Nhà Trắng
-
Nhu cầu toàn cầu về công nghệ năng lượng sạch sẽ tăng gấp ba lần vào năm 2035
- Năm 2025 sẽ có bước ngoặt lớn trong chuyển đổi năng lượng tại Trung Quốc
- Khí đốt sẽ thay thế ngành than đá tại châu Á?
- ADNOC thành lập Công ty Hóa chất và Năng lượng Xanh trị giá 80 tỷ USD
- Bản tin Năng lượng xanh: Doanh nghiệp tìm kiếm cơ hội trước những thông điệp trái chiều tại COP29
- Úc công bố dự thảo Luật khuyến khích sản xuất hydro tái tạo