ConocoPhillips kêu gọi Mỹ chấm dứt việc tạm dừng cấp phép LNG

14:00 | 19/03/2024

|
(PetroTimes) - Cần phải chấm dứt quyết định tạm dừng cấp phép xuất khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng của Chính quyền Biden, sau cuộc bầu cử Tổng thống vào tháng 11, ông Ryan Lance, Giám đốc điều hành của ConocoPhillips, nhà khai thác dầu khí có trụ sở tại Houston với hoạt động kinh doanh LNG đang phát triển, cho biết.
Những con số về dầu khí đáng chú ý trong tuần (11/3-17/3)Những con số về dầu khí đáng chú ý trong tuần (11/3-17/3)
Áo có kế hoạch từ bỏ hoàn toàn nguồn cung cấp khí đốt của Nga vào năm 2027Áo có kế hoạch từ bỏ hoàn toàn nguồn cung cấp khí đốt của Nga vào năm 2027
ConocoPhillips kêu gọi Mỹ chấm dứt việc tạm dừng cấp phép LNG

Khách hàng ngày càng không chắc chắn về tương lai sẽ đi về đâu và các nhà khai thác khí đốt tự hỏi: “Liệu họ có lối thoát cho khí đốt của mình không?”, ông Lance cho biết trong một cuộc phỏng vấn trên Bloomberg TV hôm thứ Hai 18/3.

“Vì vậy, nó dẫn đến mức độ hoạt động của LNG thấp hơn, giá hiện tại cũng thúc đẩy điều đó. Giá khí đốt sẽ cao hơn do cố gắng tạm dừng cấp phép xuất khẩu quá lâu.”

Các công ty đang tìm cách xây dựng thêm các trạm xuất khẩu LNG ở Bờ Vịnh Mỹ, khi thế giới phương Tây cố gắng loại bỏ khí đốt của Nga, nhưng Chính quyền Biden lo ngại về việc các nhà môi trường chỉ trích việc xây dựng thêm các cơ sở liên quan đến nhiên liệu hóa thạch.

Ông Lance nói về Chính quyền: “Tôi hiểu những gì họ đang cố gắng làm, và đánh giá xem thị trường Mỹ sẽ trông như thế nào nếu làm vậy”.

Thông báo của Nhà Trắng ngày 26/1 cho biết chính quyền Mỹ sẽ tạm ngừng cấp phép cho các cơ sở xuất khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) mới, để đánh giá về tác động của các dự án này đối với biến đổi khí hậu, nền kinh tế và an ninh quốc gia.

Theo thông báo trên, các dự án xuất khẩu LNG sang các nước không có hiệp định thương mại tự do (FTA) với Mỹ sẽ bị tạm dừng cho đến khi Bộ Năng lượng (DOE) cập nhật đánh giá về tác động đối với kinh tế và môi trường của các dự án này.

Ngoài ra, một trong những mục đích khác của quyết định tạm ngừng cấp phép các dự án xuất khẩu LNG mới là để phòng ngừa rủi ro đối với sức khỏe cộng đồng, nhất là các cộng đồng đang phải gánh chịu ô nhiễm từ các cơ sở xuất khẩu LNG.

Mỹ hiện là nước đứng đầu thế giới về xuất khẩu LNG, với kim ngạch dự kiến sẽ tăng gấp đôi vào năm 2030. Mỹ hiện có 7 cơ sở khai thác LNG xuất khẩu và 5 cơ sở đã được phê duyệt, đang trong quá trình xây dựng. Ngoài ra, có 17 dự án đang xin cấp phép.

Yến Anh

Bloomberg