Các sự kiện nổi bật trên thị trường Năng lượng Quốc tế tuần qua

15:00 | 31/10/2020

|
Đà giảm mạnh bao trùm giá dầu tuần qua, vì số ca nhiễm Covid-19 tiếp tục tiếp tục tăng cao, trong khi dự trữ xăng và dầu thô của Mỹ ở mức cao cùng với nguồn cung tăng vọt từ Lybia sau khi nước này thông báo dỡ bỏ tình trạng bất khả kháng đối với mỏ dầu bị phong tỏa cuối cùng; Kết quả kinh doanh quí III năm 2020 tiếp tục ghi nhận những khoản lỗ khổng lồ của các ông lớn dầu khí; Các cường quốc trên thế giới thi nhau đề ra mục tiêu trung hòa carbon và đầu tư nhiều tỷ đô-la Mỹ cho mục đích này; là những sự kiện nổi bật trên thị trường năng lượng quốc tế tuần qua.
Bán dầu tịch thu của Iran, Mỹ thu được hơn 40 triệu USDBán dầu tịch thu của Iran, Mỹ thu được hơn 40 triệu USD
Equinor lỗ 2,13 tỷ USD do giá dầu thấpEquinor lỗ 2,13 tỷ USD do giá dầu thấp
2035-03

1. Đầu tuần do bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 bùng phát mạnh tại Mỹ (trên 85.000 ca/ngày) và nguồn cung từ phía Libya đã vượt mức 500.000 bpd, khiến giá Brent giảm trên 3% xuống mức 40,7 USD/thùng.

Từ ngày 28/10, Brent giảm mạnh 5-6%,dừng ở mức 37,65 USD/thùng do số lượng hàng tồn kho tại Mỹ tăng cao trong khi nguồn cung đang dư thừa trên thị trường. Sự gia tăng các trường hợp mắc mới Covid-19 ở châu Âu, buộc chính phủ nhiều nước phải tái áp đặt những hạn chế mới khiến mọi người không ra đường, phủ bóng đen lên thị trường. Trong khi đó, sản lượng tăng nhanh tại Libya cũng gây áp lực lên giá cả.

2. Tuần qua đã xảy ra hai vụ hỏa hoạn nghiêm trọng. Nhà máy lọc dầu lớn nhất Venezuela đã bị tấn công, một hành động mà Venezuela đổ lỗi cho "các nhóm khủng bố" có liên hệ với đối thủ Juan Guaido. Mỏ dầu lớn ở Algeria bị cháy đã dẫn đến việc tạm dừng các hoạt động trên mỏ dầu El Merk, một trong những mỏ lớn nhất ở Algeria.

3. Chính quyền Donald Trump, tiếp tục gia tăng các biện pháp trừng phạt chống Iran trước thềm cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, hôm thứ Hai đã đưa ra một biện pháp thắt chặt mới đối với ngành dầu mỏ của Iran, đặc biệt là việc bán dầu cho Syria và Venezuela.

Ngoài các lệnh trừng phạt đối với Iran, ngày 29/10, Mỹ cho biết họ đã kiếm được hơn 40 triệu USD từ việc bán lại dầu Iran bị bắt giữ từ 4 tàu chở dầu đi đến Venezuela từ hồi tháng 8.

4. Kết quả kinh doanh quí III năm 2020 tiếp tục ghi nhận những khoản lỗ khổng lồ của các ông lớn dầu khí.

Equinor lỗ 2,13 tỷ USD; Repsol lỗ ròng 94 triệu euro và Petrobras cũng không ngoại lệ khi khoản lỗ lên tới 1,55 tỷ real (236 triệu USD) từ tháng 7 đến tháng 9/2020.

Total thông báo đã duy trì được sắc xanh trong quý thứ ba mặc dù giá dầu giảm. Tuy nhiên, giá thấp đã làm giảm 93% lợi nhuận ròng crủa Total trong 3 tháng qua, xuống còn 202 triệu USD.

Equinor đã tăng gấp đôi khoản lỗ trong quý 3 do giá dầu thấp làm xói mòn doanh thu và buộc công ty phải giảm mạnh giá trị tài sản.

Repsol lỗ ròng 94 triệu euro trong quý 3 do thị trường ảm đạm bởi đại dịch virus corona, tuy nhiên đây đã là sự hạn chế thiệt hại lớn sau khoản lỗ 1,9 tỷ euro trong quý 2.

5. Tuân thủ chiến lược bảo vệ môi trường và mục tiêu chuyển đổi năng lượng sạch được các tập đoàn dầu khí lớn ưu tiên hàng đầu. Tiếp theo Châu Âu, các cường quốc châu Á thi nhau đề ra mục tiêu trung hòa carbon.

Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in hôm 29/10 đã hứa rằng đất nước của ông sẽ làm mọi thứ để đạt được trung hòa carbon vào năm 2050.

Trung Quốc đã gây bất ngờ khi cam kết trung hòa carbon vào năm 2060. Trong tuần này, Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga đã đặt mục tiêu tương tự đến năm 2050.

Các cường quốc dầu khí đầu tư nhiều tỷ đô-la cho năng lượng xanh: Chính phủ Úc ủng hộ dự án năng lượng tái tạo trọng điểm Asian Renewable Energy Hub có mức đầu tư lên tới 36 tỷ USD xây dựng tổ hợp phong điện và điện mặt trời lớn nhất thế giới (diện tích 6.500 km2, bao gồm 1.600 tuabin phong điện và 78 km2 pin mặt trời).

Các quốc gia sản xuất dầu thô hàng đầu thế giới như Ả rập Saudi và Nga cũng đang muốn tham gia vào thị trường xuất khẩu hydro xanh. Hồi tháng 7 vừa qua, liên doanh dẫn đầu bởi Air Products, ACWA Power và Neom đã công bố kế hoạch xây dựng tổ hợp điện tái tạo - hydro xanh trị giá 5 tỷ USD tại Ả rập Saudi với mục tiêu xuất khẩu amoniac vào năm 2025.

6. Sự trỗi dậy của Trung Quốc và các tuyên bố chủ quyền chưa từng có ở Bắc Cực, việc Nga quân sự hóa vùng biển Bắc Cực. Quan hệ gắn kết chưa từng có giữa Nga và Trung Quốc, căng thẳng địa chính trị giữa Nga và Hoa Kỳ và sự cạnh tranh toàn cầu giữa Hoa Kỳ với Nga và Trung Quốc đều đang cuốn Bắc Cực vào một cuộc cạnh tranh cường quốc mới.

7. Ký kết Bản Ghi nhớ (MOU) về việc hợp tác phát triển dự án tổ hợp Điện Khí LNG tiềm năng tại Hải Phòng Công ty TNHH ExxonMobil Energy Hải Phòng, Ủy ban Nhân dân Thành phố Hải Phòng và Công ty Điện lực JERA Nhật Bản.​

https://nangluongquocte.petrotimes.vn/

Đồng Hoa