Bùng nổ LNG, một “quả bom” khí hậu khác?
Một tàu chở dầu LNG (khí tự nhiên hóa lỏng) cập cảng ở Yokohama, phía tây nam Tokyo, Nhật Bản. (Ảnh minh họa) AP - Koji Sasahara |
Trong hai năm qua, hơn 100 terminal LNG mới đã được xây dựng, và thêm 156 dự án khác đang được lên kế hoạch trên toàn thế giới từ nay đến năm 2030.
Trong báo cáo có tựa đề “LNG: Một quả bom khí hậu được các ngân hàng và nhà đầu tư ủng hộ mạnh mẽ”, tổ chức phi Chính phủ Reclaim Finance cáo buộc các nhà đầu tư đang kéo dài việc tiêu thụ năng lượng hóa thạch toàn cầu, bất chấp các cam kết đạt mức trung hòa carbon. Theo tổ chức này, các terminal LNG mới đi vào hoạt động có thể phát thải lượng khí nhà kính tương đương 10 tỷ tấn, gần bằng tổng lượng phát thải từ các nhà máy nhiệt điện than đang hoạt động trên toàn cầu.
Rò rỉ không thể tránh khỏi
Từ khâu khai thác đến vận chuyển dưới dạng lỏng, việc rò rỉ khí metan là điều không thể tránh khỏi, trong khi loại khí này có khả năng gây hiệu ứng nhà kính cao hơn nhiều lần so với khí CO2. Đứng sau sự bùng nổ LNG này là các ngân hàng – đặc biệt là các ngân hàng Mỹ – với khoản đầu tư hơn 210 tỷ USD từ năm 2021 đến năm 2023, cùng với các tập đoàn như TotalEnergies, theo báo cáo.
Giá giảm
Hệ quả là, năng lực xuất khẩu LNG được dự báo sẽ tăng gần 50% trong những năm tới, theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), vượt xa nhu cầu toàn cầu. Ngoài việc trực tiếp làm trầm trọng thêm hiện tượng ấm lên toàn cầu, sự dư thừa nguồn cung này có nguy cơ kéo giá khí đốt xuống thấp. Điều này có thể làm chậm quá trình chuyển đổi sang năng lượng sạch của nhiều quốc gia, khi họ có thể chọn một nguồn năng lượng rẻ hơn bất chấp rủi ro đối với hành tinh.
Nh.Thạch
AFP
- Eni ra mắt siêu máy tính để cải thiện hoạt động thăm dò dầu khí
- Nga thử nghiệm tàu LNG phá băng đầu tiên trên biển
- Lý do Shell đóng cửa một cơ sở tại nhà máy lọc dầu Singapore
- Trung Quốc khởi động dự án sản xuất hydro xanh từ nước biển
- Hoa Kỳ thúc ép EU điều chỉnh các quy định về khí mê-tan đối với LNG