Sự bế tắc về thuế khí đốt của Đức làm gia tăng chi phí cho các nước láng giềng
Vì sao các nhà giao dịch khí đốt quay xe từ châu Âu sang châu Á? |
Đường ống dẫn khí “Power of Siberia” có ý nghĩa chiến lược gì với Nga và Trung Quốc? |
Một cơ sở lưu trữ khí đốt tại Bad Lauchstaedt, Đức. Ảnh Reuters |
An ninh nguồn cung đang khiến các Chính phủ châu Âu lo ngại khi thời tiết lạnh giá đã đẩy giá khí đốt lên mức cao nhất trong gần 13 tháng, và thỏa thuận trung chuyển khí đốt của Nga sang châu Âu thông qua Ukraine sẽ hết hạn vào cuối năm nay.
Phí trung hòa khí đốt của Đức, khoản phí mà công ty điều hành kho lưu trữ Trading Hub Europe (THE) nhận được khi thu thập và giải phóng khối lượng khí đốt từ các hang động lớn nhất châu Âu tại Đức, sẽ tăng 20% kể từ tháng 1, THE cho biết vào tháng trước.
Theo tính toán của Reuters dựa trên giá khí đốt hiện tại, điều này có thể làm tăng thêm 7% chi phí năng lượng ở các quốc gia như Áo và Cộng hòa Séc.
Với hóa đơn nhập khẩu khí đốt hằng năm lên tới hàng tỷ euro, Áo ước tính đã trả hơn 50 triệu euro (53 triệu đô la) cho khoản thuế của Đức kể từ năm 2022.
Các nguồn tin từ Quốc hội từ nhiều Đảng phái khác nhau trong liên minh cầm quyền của Đức, vốn đã sụp đổ vào tháng 11, cho biết đấu đá nội bộ đã khiến thời gian phê duyệt dự luật vào tháng 11 đã bị hủy bỏ, và Đảng đối lập chính sẽ không ủng hộ các dự luật khẩn cấp trước cuộc bỏ phiếu tín nhiệm của Thủ tướng Olaf Scholz vào giữa tháng 12.
Khi được hỏi về tình trạng của dự luật này vào thứ Tư 4/12, một phát ngôn viên của Bộ Kinh tế Berlin cho biết điều đó phụ thuộc vào quá trình của Quốc hội. Tuy nhiên, thời gian không còn nhiều trước cuộc bầu cử bất thường vào tháng 2.
Trên thị trường khí đốt, các đại lý cho biết tác động trên đã khiến các giao dịch trở nên khó khăn hơn, làm giảm thu nhập thông qua giao dịch trên thị trường và thúc đẩy một số khách hàng tìm đến khí đốt của Nga.
"Các thành viên của chúng tôi đã báo cáo những tác động tiêu cực đến thanh khoản và chênh lệch giá trên thị trường kỳ hạn quanh Đức do hậu quả này", Doug Wood, Chủ tịch ủy ban khí đốt của hiệp hội Energy Traders Europe cho biết. Nhóm này đại diện cho 170 công ty thành viên.
Trong trường hợp Đức - chủ sở hữu 23 tỷ mét khối năng lực lưu trữ, từ bỏ các nghĩa vụ pháp lý, các thương nhân cho biết người mua sẽ buộc phải tiếp tục dựa vào nguồn cung cấp từ Nga mà châu Âu đang cố gắng né tránh.
Thủ tướng Séc - Petr Fiala cho biết ông không hài lòng về việc sử dụng khí đốt của Nga, nhưng chi phí cũng là vấn đề đáng lo ngại.
"Thực tế là hiện tại các thương nhân đang sử dụng khí đốt giá rẻ từ Nga và tôi không hài lòng về điều đó", ông phát biểu trên nền tảng X.
Dữ liệu từ công ty điều hành hệ thống đường ống Net4Gas của Séc cho thấy, lượng khí đốt chảy vào nước này từ Slovakia, qua Nga và Ukraine, chiếm hơn 90% nguồn cung trong tháng 11, và tổng lượng khí đốt trong quý 4 tính đến thời điểm hiện tại là 77% so với 38% trong quý 3.
Áo đã tìm cách gây sức ép buộc Đức nhanh chóng thông qua luật sửa đổi cần thiết.
"Châu Âu đang trong cuộc cạnh tranh toàn cầu. Chúng tôi không thể chịu được các quy định quốc gia như vậy", Alfred Stern, Tổng Giám đốc điều hành của công ty tiện ích Áo OMV, nói với tờ Sueddeutsche Zeitung của Đức vào ngày 27 tháng 11.
Đức đã đồng ý thông qua luật miễn trừ này sau khi Áo, Hungary, Slovakia và Cộng hòa Séc khiếu nại thành công lên Ủy ban châu Âu vào đầu năm nay rằng họ không nên trả chi phí cho THE.
THE - được Chính phủ Đức bổ nhiệm để lấp đầy một phần cơ sở hạ tầng hầm chứa khí đốt của Đức trong cuộc khủng hoảng năng lượng năm 2022 - đã loại trừ các điểm chuyển tiếp biên giới hoặc trung tâm giao dịch ảo khi tính mức phí mới, với giả định rằng luật sẽ được thông qua.
Người phát ngôn của Ủy ban EU cho biết Brussels vẫn lo ngại rằng mức phí hiện tại sẽ gây nhiễu loạn thị trường nội bộ, và khiến việc đa dạng hóa khỏi Nga trở nên khó khăn hơn.
Người phát ngôn cho biết: "Chúng tôi kêu gọi Đức đảm bảo rằng luật bãi bỏ phí lưu trữ tại các điểm xuyên biên giới sẽ được áp dụng càng sớm càng tốt".
Yến Anh
Reuters
- Thủ tướng Mishustin: Nga - Việt Nam đặt mục tiêu đạt kim ngạch thương mại 15 tỷ USD vào năm 2030
- Nga cáo buộc Hoa Kỳ có kế hoạch phá hủy TurkStream
- Vì sao Mỹ thất bại trong nỗ lực giảm lượng phát thải khí nhà kính năm 2024?
- Nga sẵn sàng tham gia xây dựng ngành điện hạt nhân ở Việt Nam
- EU đang cân nhắc lệnh cấm LNG và nhôm của Nga