Brazil: trận chiến giữa chính quyền và các đại gia dầu mỏ
![]() |
Quyết định này được đưa ra cùng lúc với việc khôi phục một phần thuế nhiên liệu, vốn đã bị chính phủ trước bãi bỏ, để tài trợ cho các chương trình xã hội. Để biện minh cho động thái này, Bộ trưởng Mỏ và Năng lượng Alexandre Silveira cho rằng đây là "cơ hội thu hút (các nhà đầu tư) có hứng thú với việc lọc dầu" đến Brazil thay vì bán dầu thô ra nước ngoài.
Tuy nhiên, các công ty dầu mỏ nước ngoài đã kiến nghị lên tòa án liên bang về việc đình chỉ thuế. Repsol, TotalEnergies, Shell, Equinor và Galp cảm thấy bất bình bởi biện pháp này, họ cho rằng việc này "vi phạm hợp đồng", vì khoản thuế này không tồn tại tại thời điểm họ đầu tư vào việc thăm dò dầu ở Brazil. Ngoài ra, họ tin rằng quyết định này tạo ra "sự không chắc chắn" về mặt pháp lý, có thể chuyển hướng các nhà đầu tư sang các lĩnh vực khác.
Ngành dầu mỏ chiếm 15% thị phần GDP của Brazil và sử dụng khoảng 450.000 nhân công trong nước. Giải pháp này đã bị các công ty dầu mỏ nhìn nhận với con mắt rất tiêu cực và có thể làm giảm sự hấp dẫn của đất nước đối với các nhà đầu tư. Các cuộc đấu thầu dầu tiếp theo có thể bị ảnh hưởng bởi quyết định này, vì người tham gia sẽ tính đến mức độ rủi ro khi thấy các quy tắc thay đổi trong quá trình bỏ thầu.
Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, Chính phủ Brazil đã chọn "giải pháp dễ dàng" bằng việc áp thuế đối với xuất khẩu dầu thô, để bù đắp cho sự thiếu hụt 6,6 tỷ reais do khôi phục một phần thuế nhiên liệu. Tuy nhiên, quyết định này có thể gây ra những hậu quả tiêu cực và khó lường đối với ngành công nghiệp dầu mỏ Brazil cũng như sức hấp dẫn của đất nước đối với các nhà đầu tư nước ngoài.
Nh.Thạch
AFP
- Ngành dầu mỏ Trung Quốc chuẩn bị gì trước cuộc chiến thương mại với Mỹ?
- Chi phí khai thác dầu khí tại Mỹ ra sao sau chính sách thuế của ông Trump?
- Mỹ hạ dự báo giá dầu Brent cho năm 2025 và 2026
- Những sự kiện nổi bật trên Thị trường Năng lượng Quốc tế tuần từ 5/5 - 10/5
- Thuyết âm mưu về chính sách của OPEC+?