Xu hướng toàn cầu chuyển đổi sang nền kinh tế xanh và công bằng (Kỳ IV)
Quá trình chuyển đổi công bằng chiếm vũ đài trung tâm trong chính trị về ứng phó với biến đổi khí hậu: Khái niệm về quá trình chuyển đổi công bằng đã đi được một chặng đường dài kể từ khi được phong trào công nhân lao động Hoa Kỳ hình thành ban đầu. Ngày nay, thuật ngữ này không chỉ bao hàm một hình thức công bằng xã hội và môi trường rộng lớn hơn nhiều mà còn được công nhận là một thành phần công cụ của quá trình chuyển đổi xanh. Tại cuộc họp cấp bộ trưởng đầu tiên về quá trình chuyển đổi công bằng tại Hội nghị COP28, đại diện CH Tây Ban Nha đã phát biểu nhấn mạnh “quá trình chuyển đổi sẽ không diễn ra trừ phi nó công bằng”.
Ảnh minh họa |
Quá trình chuyển đổi công bằng còn giúp củng cố các khuôn khổ hợp tác quốc tế mới, bao gồm Quỹ tổn thất và thiệt hại, đã được chính thức ra mắt nhân Hội nghị COP27 nhằm mục đích trợ giúp các quốc gia nghèo nhất và dễ bị tổn thương nhất trên thế giới khi gặp phải thảm họa khí hậu cực đoan và Cơ chế chuyển đổi công bằng của EU cũng đã được đưa vào Thỏa thuận Xanh. Các tổ chức tài chính quốc tế bao gồm Ngân hàng tái thiết và phát triển châu Âu và khối OECD đang đưa các nguyên tắc chuyển đổi vào các chương trình cho vay của họ, đồng thời ban hành các hướng dẫn mới dành cho các ngân hàng và công ty bảo hiểm cũng như các sáng kiến huy động thị trường trái phiếu xanh toàn cầu hiện đã thừa nhận việc công bằng xã hội luôn là kết quả then chốt nhất.
Khái niệm về một quá trình chuyển đổi công bằng cũng ngày càng được đưa vào các kế hoạch và luật pháp nhiều quốc gia trên thế giới. Một phân tích gần đây của UNDP cho thấy, tính đến năm 2022, các nguyên tắc chuyển đổi công bằng hiện được phản ánh trong 38% của Đóng góp do quốc gia tự quyết định NDC và 56% của các Chiến lược quốc gia dài hạn. Tại Hội nghị COP26, một tập hợp các cơ chế tài trợ quốc tế nâng cao là Quan hệ đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng (JETP) cũng đã được ra mắt nhằm mục đích hỗ trợ các nền kinh tế mới nổi hiện đang phụ thuộc nhiều vào than và nhiên liệu hóa thạch nhằm thực hiện quá trình chuyển đổi công bằng sang năng lượng xanh. JETP hiện đang được triển khai ở CH Nam Phi, Indonesia, Việt Nam và gần đây nhất là Senegal.
Quá trình chuyển đổi công bằng đòi hỏi sự tham gia sâu hơn của người dân: Một trong những nền tảng của quá trình chuyển đổi công bằng là đối thoại xã hội và quá trình đưa ra quyết định có sự tham gia, mặc dù trên thực tế, chính phủ các nước và tổ chức thường gặp khó khăn trong việc thu hút người dân tham gia vào cuộc đối thoại như vậy, đặc biệt khi mức độ tin cậy vào những người đưa ra quyết định ở nhiều nơi trên thế giới được cho còn là rất thấp. Hiện các đối tác của GCE ở CH Nam Phi, các chính sách chiến lược về thương mại và công nghiệp (trade & industrial policy strategies-TIPS), đã đưa ra các báo cáo việc JETP hiện đang gặp khó khăn như thế nào để phát triển do thiếu cơ chế có sự tham gia để cho phép các bên liên quan dễ bị tổn thương lên tiếng về mối quan ngại của họ.
Những lời kêu gọi về một khế ước sinh thái-xã hội mới đang ngày càng gia tăng: Trong những năm gần đây, lời kêu gọi về một khế ước sinh thái-xã hội mới đã bắt đầu xuất hiện trên khắp các mạng lưới xã hội cộng đồng. Đối với các thành viên GEC, một kế ước xã hội mới giúp cung cấp một khái niệm thống nhất giúp kết nối và thống nhất các khía cạnh khác nhau của quá trình chuyển đổi xanh công bằng về mặt xã hội (từ chuyển đổi công bằng cho người lao động; bảo trợ xã hội cho những người dễ bị tổn thương nhất, khí hậu, giới tính và công bằng giữa các thế hệ đến cải cách cơ cấu và mang tính chuyển đổi).
Về mặt cốt lõi, một khế ước sinh thái-xã hội mới đang tìm phương cách xây dựng lại niềm tin và sự minh bạch giữa người dân, nhân viên, cộng đồng và những người nắm quyền nhằm xác định các kết quả có thể đem lại lợi ích cho con người và hành tinh. Việc xây dựng lại niềm tin đòi hỏi một loạt các cơ chế xây dựng dân chủ, thảo luận và ủy quyền mới, từ đó xây dựng giấy phép xã hội cho chính sách táo bạo và mang tính chuyển đổi.
Hiện có một số minh chứng đầy cảm hứng trong đó, chính quyền quốc gia và khu vực đang tìm cách xây dựng lại niềm tin bằng cách thử nghiệm các cơ chế quản lý có sự tham gia mới. Ngoài các nghị viện công dân về khí hậu đã mọc lên khắp châu Âu và hơn thế nữa, các mô hình mới đang nổi lên bao gồm Ủy ban thảo luận của Brussels và nghị viện công dân lưu động của Bogotá, đều đã được nhúng/đưa vào Thủ tục Nghị viện. Tại CH Thổ Nhĩ Kỳ, chính phủ trung ương đã thí điểm thành lập Lực lượng đặc nhiệm có sự tham gia với ba đô thị ban đầu, nơi các quan chức địa phương đã được bầu và bổ nhiệm làm việc cùng với công dân và cư dân trong việc xây dựng các đề xuất chính sách tham gia của cộng đồng. Những hình thức đối thoại công dân và dân chủ mới này đánh dấu một kỷ nguyên mới cho công bằng xã hội trong quá trình chuyển đổi kinh tế xanh.
Các công dân kỳ vọng vào điều gì? Với 1,2 triệu người tham gia cuộc thăm dò khảo sát dư luận đưa ra phản hồi, cuộc bình chọn về khí hậu của các công dân là cuộc khảo sát ý kiến của công chúng về thích ứng với biến đổi khí hậu lớn nhất từng được thực hiện. Việc sử dụng cách tiếp cận mới và độc đáo để lựa chọn với kết quả trải rộng trên 50 quốc gia, chiếm 56% dân số thế giới. Được tổ chức bởi UNDP hợp tác với Đại học Oxford (Vương quốc Anh), trong cuộc khảo sát, bình chọn, mọi người tham gia khi được hỏi về thái độ của họ đối với tình trạng khẩn cấp về biến đổi khí hậu và những chính sách nào, trên sáu lĩnh vực là: Năng lượng, kinh tế, giao thông, trang trại và thực phẩm, bảo vệ con người và thiên nhiên mà họ sẽ tham gia khảo sát giống như chính phủ của họ đã ban hành chính sách.
Kết quả thu được được phân tích theo nhóm quốc gia (thu nhập cao, thu nhập trung bình, quốc gia kém phát triển-LDC) và các quốc đảo nhỏ đang phát triển (SIDS), khu vực, nhân khẩu học (giới tính, độ tuổi và trình độ học vấn) và theo từng quốc gia trên thế giới. Kết quả cuối cùng cho thấy mọi người tham gia khảo sát đều kỳ vọng có các chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu một cách sâu rộng và đầy tham vọng vượt ra ngoài thực trạng hiện tại. Ví dụ như ở 8 trong số 10 quốc gia được khảo sát có lượng phát thải cao nhất đến từ lĩnh vực điện, đa số ý kiến ủng hộ sử dụng nhiều năng lượng tái tạo hơn. Bốn trong số năm quốc gia có lượng phát thải cao nhất từ thay đổi sử dụng diện tích đất và có đủ dữ liệu về ưu đãi chính sách, đa số các ý kiến đều ủng hộ việc bảo tồn rừng và đất đai. Chín trong số mười quốc gia có dân số đô thị hóa cao nhất thì lại ủng hộ việc sử dụng nhiều hơn xe ô-tô điện EV, xe buýt hoặc xe đạp điện sạch.
Hiện có bốn chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu nổi lên phổ biến nhất trên toàn cầu, bao gồm: Bảo tồn rừng và đất (54% ủng hộ); năng lượng mặt trời, gió và tái tạo (53%); kỹ thuật canh tác thân thiện với khí hậu (52%); và đầu tư nhiều hơn vào doanh nghiệp và việc làm xanh (50%).
Link nguồn:
Tuấn Hùng
Green Economy Coalition
- Bản tin Năng lượng xanh: Anh cấp phép phát triển cho dự án trang trại năng lượng mặt trời lớn
- Chuyển đổi số trong ngành năng lượng gió
- Đóng góp của Trung Quốc có ý nghĩa quan trọng cho mục tiêu khí hậu
- Nếu Big Oil ủng hộ và hưởng lợi từ quá trình chuyển đổi xanh?
- Eni và SOCAR ký nhiều thỏa thuận về dầu khí và năng lượng tái tạo