Vì sao Trung Quốc phải mua khí của Nga với giá cao gấp đôi thị trường châu Âu?

19:00 | 06/05/2020

|
(PetroTimes) - Trung Quốc đang trả giá cao cho khí đốt tự nhiên từ đường ống Power of Siberia mới khai trương của Nga tại thời điểm đại dịch Covid-19 đã đẩy giá một số loại năng lượng xuống mức thấp lịch sử.
vi sao trung quoc phai mua khi cua nga voi gia cao gap doi thi truong chau au
Đường ống Power of Siberia

Mới đây, hãng tin Interfax báo cáo rằng giá khí đốt trung bình từ đường ống Power of Siberia dài 3.000 km đã đạt mức 203 USD (1.437 nhân dân tệ) trên mỗi nghìn mét khối khí vào tháng 1 và tháng 2/2020, dựa trên tính toán của Nga và dữ liệu hải quan của Trung Quốc.

Với mức giá đó, Gazprom đã buộc Trung Quốc phải trả giá cao gấp đôi so với giá được bán cho khách hàng châu Âu, theo nhận xét của Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko, người từ lâu luôn đòi Moscow giảm giá khí đốt cho quốc gia của mình.

"Hôm nay, ở châu Âu, Nga bán khí đốt tự nhiên với giá 80 đô la, không quá 90 đô la/1.000 m3 và chúng tôi phải trả 127 đô la", Interfax dẫn lời ông Lukashenko phát biểu trên hãng thông tấn nhà nước BelTA.

Sự chênh lệch về giá cho thấy sự khác biệt về các hoạt động định giá của Gazprom và chi phí so sánh mà Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc (CNPC) đã phải trả cho khí đốt từ dự án đường ống của Nga vào thời điểm thị trường toàn cầu căng thẳng do đại dịch và do cuộc chiến giá dầu giữa Ả Rập Saudi và Nga.

Tại buổi thuyết trình với các nhà đầu tư vào tháng 2/2020, Giám đốc điều hành phụ trách xuất khẩu của Gazprom, Elena Burmistrova đã từ chối giải thích tại sao giá khí đốt bán cho Trung Quốc cao như vậy.

"Chúng tôi thường được hỏi về giá gas được ghi trong hợp đồng giữa Gazprom và CNPC. Tuy nhiên, chúng tôi không thể tiết lộ các thông số về giá, vì các điều khoản của hợp đồng quy định rằng đây là bí mật thương mại", Burmistrova nói.

Xuất khẩu của Gazprom sang phía tây, ngoại trừ Belarus, có giá 168 đô la vào tháng 1/2020 và 145 đô la/1.000 m3 vào tháng 2.

vi sao trung quoc phai mua khi cua nga voi gia cao gap doi thi truong chau au

Trong tháng này, giá khí đốt tại thị trường châu Âu đã giảm hơn nữa.

Vào ngày 22/4, giá khí giao ngay tại Anh đã giảm xuống còn 45,65 đô la/1.000 m3, rẻ hơn gần 30% so với giá tại các khu vực phía tây bên trong Liên bang Nga, Cơ quan Thông tấn Turan của Azerbaijan cho biết.

Mới gần đây vào tháng 2, Gazprom còn dự kiến ​​sẽ bán khí đốt ở châu Âu với giá 175-185 đô la/1.000 m3, Newsbase Daily News đưa tin trong tuần này.

Giá khí của Gazprom cho cả châu Âu và Trung Quốc trong tháng 5 đã giảm vì cả hai đều được liên kết với giá của các sản phẩm dầu với thời gian trễ để điều chỉnh, trong trường hợp của Trung Quốc được cho là 9 tháng.

Trong khi các điều khoản hợp đồng, giá khí khởi điểm bán cho Trung Quốc trước khi điều chỉnh được cho là cao hơn đáng kể.

Giá khí khởi điểm cho Trung Quốc là mức giá cuối cùng trong các cuộc đàm phán về việc xây dựng dự án Power of Siberia trị giá 55 tỷ USD, bắt đầu cung cấp vào tháng 12/2019.

Việc mặc cả về giá khởi điểm kéo dài ít nhất 3 năm.

Việc khai trương đường ống này đã gặp phải trở ngại lớn, chủ yếu là kết quả của cuộc khủng hoảng Covid-19.

Chuyến giao hàng đầu tiên của Gazprom cho Trung Quốc qua Power of Siberia vào ngày 2/12/2019 đã nhanh chóng được PetroChina báo cáo cho công ty mẹ CNPC. Tập đoàn này sau đó đã gửi thông báo bất khả kháng cho các nhà cung cấp khí đốt, kêu gọi đình chỉ nhập khẩu do nhu cầu ở Trung Quốc giảm mạnh vì dịch Covid-19.

Đầu tháng 3, Gazprom từ chối nhận thông báo, nhưng 5 ngày sau, công ty cho biết họ sẽ ngừng hoạt động Power of Siberia để "bảo trì định kỳ" trong phần còn lại của tháng.

Vào ngày 17/4, một sự phức tạp hơn nữa đã xuất hiện với thông báo kiểm dịch tại mỏ khí Chayanda, nguồn tài nguyên chính cho đường ống Power of Siberia, do sự bùng phát Covid-19.

Power of Siberia có kế hoạch tăng cường xuất khẩu từ 5 tỷ m3 trong năm nay lên mức 38 triệu m3 hàng năm vào năm 2024, đã phải đối mặt với những lo ngại sau khi Trung Quốc giảm tốc độ chuyển đổi than sang khí đốt dưới áp lực kinh tế.

Nhưng trong khi các công ty dầu khí quốc tế đang cắt giảm đầu tư và tạm dừng các dự án trên khắp thế giới, Gazprom dường như cố gắng tăng cường cam kết với Trung Quốc.

Trong những ngày gần đây, các quan chức Gazprom đã xem xét nâng cao sản xuất của mỏ dầu khí Kovykta ở Siberia, nguồn tài nguyên thứ hai cho đường ống, trong bối cảnh các cuộc thảo luận về việc thúc đẩy xuất khẩu sang Trung Quốc thêm 5-10 triệu m3 mỗi năm, Interfax cho biết vào tuần trước.

Vào tháng 3/2020, Tổng thống Nga Vladimir Putin cũng đã phê duyệt tiến bộ lập kế hoạch cho dự án đường ống "Sức mạnh Siberia 2" qua Mông Cổ đến giai đoạn "tiền khả khi". Power of Siberia 2 có công suất lên tới 50 triệu m3 khí mỗi năm.

vi sao trung quoc phai mua khi cua nga voi gia cao gap doi thi truong chau auTại sao ngành công nghiệp Dầu khí không thể quá dựa dẫm vào Trung Quốc?
vi sao trung quoc phai mua khi cua nga voi gia cao gap doi thi truong chau auNhập khẩu dầu thô của Trung Quốc từ Nga tăng 31%
vi sao trung quoc phai mua khi cua nga voi gia cao gap doi thi truong chau auHé lộ giá khí Gazprom xuất cho Trung Quốc

Nh.Thạch

AFP