Tương lai của dự án Nord Stream 2

17:03 | 25/01/2021

|
(PetroTimes) - Đầu năm 2021 ghi nhập áp lực ngày càng gia tăng từ nhiều bên đối với dự án Nord Stream 2. Chính quyền Mỹ mở rộng các biện pháp trừng phạt, trong khi các nhà bảo vệ môi trường châu Âu đang kêu gọi đình chỉ dự án.
Dòng chảy phương Bắc 2: Tàu Nga bị trừng phạt, Đức muốn 'nói chuyện' với Mỹ, tuyên bố EU đã đủ trưởng thànhDòng chảy phương Bắc 2: Tàu Nga bị trừng phạt, Đức muốn 'nói chuyện' với Mỹ, tuyên bố EU đã đủ trưởng thành
Nord Stream 2: Tàu đặt ống của Nga bị Mỹ “khóa mục tiêu”Nord Stream 2: Tàu đặt ống của Nga bị Mỹ “khóa mục tiêu”
Tương lai của dự án Nord Stream 2

Bên cạnh đó, áp lực từ rủi ro chính trị xung quanh nhà lãnh đạo phe đối lập Aleksei Navalny. Gazprom cũng đã lên tiếng về khả năng đình chỉ hoặc hủy bỏ dự án. Một số chuyên gia Nga khẳng định rằng, dự án sẽ được hoàn thành song khả năng đưa đường ống vào vận hành đang là một câu hỏi lớn.

Từ ngày 19/1, chính quyền Trump lên kế hoạch mở rộng các biện pháp trừng phạt đối với tàu đặt ống Fortuna. Chủ sở hữu của con tàu là công ty KBT-Rus (Nga) có thể bị cấm tiếp cận hệ thống tài chính Mỹ và thị trường vốn Bắc Mỹ. Các quan chức của Đức đã bày tỏ sự hối tiếc về quyết định của Mỹ và cho rằng các biện pháp trừng phạt ngoài lãnh thổ Mỹ là bất hợp pháp. Tuy nhiên tại Đức, hai tổ chức môi trường là Deutsche Umwelt Hilfe (DUH) và NABU đang nỗ lực tác động Quốc hội nước này hủy bỏ dự án với lý do đường ống có vị trí gần các khu bảo tồn dưới nước, sẽ gây hại đáng kể cho hệ sinh thái.

Áp lực đối với dự án được bổ sung từ rủi ro chính trị xung quanh vụ việc Aleksei Navalny. Sau vụ bắt giữ Navalny, khi thủ lĩnh phe đối lập trở về từ Đức, đại diện EU và chính quyền của Tổng thống Biden đã tuyên bố các lệnh trừng phạt mới có thể áp dụng với Nga nếu chính quyền Nga không thả Navalny. Theo Reuters, trả lời về các áp lực xung quanh dự án, Gazprom cho biết, áp lực chính trị có thể dẫn đến đình chỉ hoặc hủy bỏ dự án. Trong quá trình thực hiện các dự án quốc tế lớn, Gazprom đã và đang phải đối mặt với những rủi ro liên quan đến thay đổi tình hình chính trị ở các khu vực khác nhau liên quan đến từng dự án cụ thể, trong đó có Nord Stream 2.

Chuyên gia Igor Yushkov của Đại học Tài chính trực thuộc Chính phủ Nga cho biết, dự án Nord Stream 2 đi theo cùng một lộ trình với nhánh thứ nhất của nó. Do đó, các nhà hoạt động môi trường không có lý do nào để phản đối dự án này. Họ đang sử dụng hàm ý môi trường trong chính trị để cản trở dự án. Bên cạnh đó, một số nhà hoạt động môi trường tại Đan Mạch và Thụy Điển cũng đứng lên phản đối dự án vào những thời điểm then chốt. Xong, khi tiến hành tố tụng, họ không đưa ra được lý lẽ đầy đủ cho những tuyên bố của mình.

Gazprom không sợ hãi

Theo ý kiến của các chuyên gia Nga, việc mở rộng các biện pháp trừng phạt của Mỹ đối với dự án, đặc biệt là với tàu đặt ống Fortuna vào cuối năm 2020 khi tàu này đang hoàn thành xây dựng một đoạn của đường ống trong vùng lãnh hải của Đức không khiến Gazprom lo sợ. Theo chuyên gia Yushkov, phía Nga đã sẵn sàng đối phó trong trường hợp các tàu Fortuna và Akademik Chersky bị đưa vào danh sách đen. Để đối phó với các động thái của Mỹ, Chính phủ Đức và Nga đang dần tạo ra các cơ chế đưa các bên tham gia dự án thoát khỏi các biện pháp trừng phạt. Theo công ty Otkrytie Broker (Nga), phía Đức đang hoàn thiện một chính sách mới nhằm hoàn thành dự án này. Một số tài sản cần thiết sẽ được chuyển trực tiếp cho các công ty Nga không hoạt động trên thị trường quốc tế.

Nhân vật đối lập Navalny

Theo các chuyên gia, tình huống Navalny bị bắt khi quay trở về Nga có thể ảnh hưởng đến Nord Stream 2. Vấn đề chính trị này có thể trở thành một lý lẽ chính về bảo vệ nhân quyền, cho rằng tại sao châu Âu nên từ bỏ khí đốt Nga và áp đặt các lệnh trừng phạt. Tuy nhiên, phía EU hiểu rằng họ cần dự án này hơn là phục vụ mục đích chính trị của Mỹ. Navalny không chết, không bị tù đày mà chỉ bị giam 30 ngày. Điều này chưa đủ đến mức EU phải áp đặt các lệnh trừng phạt mới đối với Nga. Hiện có nhiều khoản đầu tư đổ vào dự án và Đức cần dự án này để loại bỏ hoàn toàn năng lượng than.

"Chìa khóa" nằm ở phía Đức

Các biện pháp trừng phạt tiềm tàng của Mỹ đang buộc những người tham gia dự án từ chối hợp tác với công ty xây dựng. Việc từ chối tham gia ít nhất đã tiếp tục trì hoãn thời điểm hoàn thành. Hơn nữa, với sự xuất hiện của chính quyền mới tại Mỹ, áp lực đối với Nord Stream 2 sẽ tiếp tục gia tăng. "Chìa khóa" của vấn đề đang bị đẩy sang phía Đức, quốc gia có lợi ích lớn nhất trong dự án và hiểu rõ tầm quan trọng của "Dòng chảy Phương Bắc-2" với chiến lược an ninh năng lượng của mình. Chính phủ Đức đã thông qua kế hoạch loại bỏ dần năng lượng than đến năm 2035. Trong khi các loại hình năng lượng tái tạo và năng lượng mới (hydro) vẫn chưa thể bù đắp toàn bộ công suất điện than trong trung hạn, sản xuất điện khí là chìa khóa duy nhất để Đức thực hiện kế hoạch này. Ngoài ra, sau khi dự án đi vào hoạt động, Đức sẽ trở thành trung tâm khí đốt lớn nhất châu Âu. An ninh năng lượng của khu vực Đông Âu sẽ dựa vào Đức. Điều này sẽ làm phá sản kế hoạch chiếm lĩnh thị trường tiêu thụ khí đốt ở Đông Âu của Mỹ.

Viễn Đông