Nord Stream 2: Tàu đặt ống của Nga bị Mỹ “khóa mục tiêu”
![]() |
Tàu đặt đường ống "Fortuna", thuộc sở hữu của công ty Nga KVT-RUS |
"Đây là thông báo xử phạt một tàu Nga. Chúng tôi lấy làm tiếc về thông báo này", một phát ngôn viên của Bộ Kinh tế Đức nói với AFP. Trước đó, nhật báo của Đức Handelsblatt cho biết rằng Washington sẽ chính thức hóa quyết định này vào ngày 19/1.
Trong những tháng gần đây, chính quyền Donald Trump đã gia tăng những lời đe dọa đối với các công ty tham gia vào dự án chiến lược này do tập đoàn dầu mỏ khổng lồ Gazprom của Nga tài trợ một nửa và một nửa còn lại do các công ty châu Âu tài trợ.
Theo Handelsblatt, Hoa Kỳ đã thông báo với Đức và một số nước châu Âu rằng họ sẽ bắt giữ tàu đặt đường ống "Fortuna", thuộc sở hữu của công ty Nga KVT-RUS.
Việc chính thức hóa quyết định này dự kiến diễn ra trước khi nhiệm kỳ tổng thống của ông Donald Trump kết thúc và ông Joe Biden sẽ nhậm chức.
Vào tháng 12/2020, "Fortuna" đã dẫn đầu việc nối lại các hoạt động xây dựng, bị gián đoạn trong 1 năm, bằng cách đặt một đoạn đường ống dài 2,6 km trong vùng biển của Đức.
Theo công ty Nord Stream 2 AG, con tàu này hiện dự kiến sẽ hoạt động ở vùng biển Đan Mạch nhưng các hoạt động dự kiến vào giữa tháng 1/2021 đã bị hoãn lại đến một ngày không xác định vì còn phải chờ giai đoạn "thử nghiệm và chuẩn bị".
Nord Stream 2, ban đầu được lên kế hoạch đưa vào hoạt động vào đầu năm 2020, là một đường ống dẫn khí đốt được cho là sẽ tăng gấp đôi công suất vận chuyển khí đốt của Nga so với Nord Stream 1 và đảm bảo an ninh cho nguồn cung cấp đến Tây Âu qua Biển Baltic.
Nhưng điều này bị Hoa Kỳ và các nước châu Âu, như Ba Lan, lo ngại về sự phụ thuộc của người châu Âu vào khí đốt của Nga, mà Moscow có thể sử dụng để gây áp lực chính trị.
Dự án là sự liên kết giữa tập đoàn khổng lồ Gazprom của Nga với 5 tập đoàn châu Âu: Engie của Pháp, Uniper và Wintershall của Đức, OMV của Áo và Shell của Anh-Hà Lan.
Mặc dù 1.230 km đã gần hoàn thành, công trình này đã bị đình chỉ gần 1 năm do lệnh trừng phạt của Mỹ.
Vào đầu tháng 1/2021, tập đoàn Na Uy DNV GL, một công ty xếp hạng và chứng nhận, đã tuyên bố rút khỏi dự án để không phải chịu các biện pháp trừng phạt từ Washington.
Các lệnh trừng phạt bao gồm việc đóng băng tài sản và thu hồi thị thực của Hoa Kỳ đối với các nhà thầu liên quan đến đường ống đã bị EU, Berlin và Moscow cực lực tố cáo.
Nh.Thạch
AFP
- Malaysia- thị trường chiến lược cho các dự án thượng nguồn và đường ống
- Séc sau 60 năm phụ thuộc hoàn toàn vào dầu mỏ Nga
- Những sự kiện nổi bật trên Thị trường Năng lượng Quốc tế tuần từ 14/4 - 19/4
- Bản tin Năng lượng Quốc tế 18/4: Mỹ tiếp tục trừng phạt ngành dầu mỏ Iran
- Kỳ vọng và lo ngại của ngành dầu khí Mỹ dưới thời ông Trump