Trung Quốc ngày càng thiếu khí đốt trầm trọng

13:55 | 04/04/2019

|
(PetroTimes) - Ở Trung Quốc, nhu cầu về khí đốt tự nhiên tăng lên đều đặn, điều này được công bố vào ngày 3/4/2019 bởi đại diện của CNOOC trong Hội nghị thượng đỉnh LNG được tổ chức tại Thượng Hải.

Theo CNOOC, nhu cầu khí đốt của Trung Quốc sẽ là: năm 2019 - 310 tỷ m3; năm 2020 - 360 tỷ m3; năm 2025 - 480 tỷ m3 và năm 2030 - 540 tỷ m3.

Để đáp ứng nhu cầu này, Trung Quốc phải thiết lập một cơ cấu cung ứng đa dạng, bao gồm cả khí sản xuất trong nước, khí nhập khẩu qua đường ống và khí tự nhiên hóa lỏng (LNG).

Sản xuất khí đốt của Trung Quốc đang tăng trưởng, nhưng mức tăng trưởng này không đủ để cung cấp cho thị trường trong nước.

trung quoc ngay cang thieu khi dot tram trong

Theo kế hoạch, sản xuất khí đốt ở Trung Quốc sẽ là: năm 2019 - 169 tỷ m3; năm 2020 - 200 tỷ m3; năm 2025 - 242 tỷ m3 và năm 2030 - 290 tỷ m3.

Do nhu cầu khí đốt cao, Trung Quốc sẽ buộc phải tăng nhập khẩu khí đốt trong 10 năm tới.

Trung Quốc cũng sẽ tiếp cận vấn đề này một cách đa dạng, kết hợp nhập khẩu khí bằng đường ống và LNG.

Vì vậy, năm 2019, Trung Quốc có kế hoạch nhập khẩu 57 tỷ m3 khí đốt qua đường ống, năm 2020 - 63 tỷ m3, năm 2025 - 121,8 tỷ m3, và năm 2030 - 126 tỷ m3.

Trung Quốc đạt được sự tăng trưởng trong cung cấp khí đốt là nhờ việc phát triển xây dựng các đường ống dẫn khí mới.

Chẳng hạn, vào đầu năm 2019, Kazakhstan đã hoàn thành một dự án đầu tư để tăng công suất của đường ống dẫn khí Beineu - Bozoi - Shymkent.

Kyrgyzstan cũng đang có kế hoạch xây dựng tuyến Trung Á-Trung Quốc bổ sung, sẽ tăng nguồn cung cấp khí đốt từ Turkmenistan.

Gazprom đang nỗ lực rút ngắn thời hạn xây dựng đường ống dẫn khí Sức mạnh Siberia-1 (tuyến phía đông dành cho Trung Quốc), dự kiến ​​sẽ bắt đầu cung cấp khí đốt vào ngày 1/12/2019.

Gazprom cũng đang đàm phán với phía Trung Quốc về các dự án Sức mạnh Siberia-2 (tuyến phía tây) và Sức mạnh Siberia-3 (tuyến Viễn Đông).

Ở tuyến Sức mạnh Siberia-2, hai bên vẫn chưa thống nhất được vấn đề giá cả và CNOOC cho biết các cuộc đàm phán có thể kéo dài hơn.

Về phần mình, Gazprom tỏ ra không mong muốn nhân nhượng về mặt giá cả để đạt được thỏa thuận nhanh chóng với phía Trung Quốc.

Nhưng về mặt cung cấp LNG, diễn biến tình hình có vẻ tích cực hơn.

Điều này dễ hiểu vì CNOOC là nhà đầu tư lớn nhất của Trung Quốc vào các cơ sở LNG và đồng thời là khách hàng mua LNG lớn nhất.

Trung Quốc đang tăng cường tìm kiếm thêm nguồn cung LNG và đã 2 năm liên tiếp giữ vị trí thứ 2 trên thế giới về lượng mua LNG.

Năm 2018, LNG chiếm 60% lượng nhập khẩu khí đốt của Trung Quốc và trong tương lai chắc chắn LNG sẽ tiếp tục thống trị việc nhập khẩu khí đốt tự nhiên vào nước này.

Các chuyên gia nhận định rằng LNG có thể sẽ là một trong những phương tiện hiệu quả giúp giải quyết xung đột thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc.

Trước đó đã có báo cáo rằng Sinopec đã sẵn sàng ký kết hợp đồng 20 năm với Cheniere Energy của Mỹ để mua LNG từ năm 2023 với số tiền 18 tỷ USD.

Để thực hiện điều này đòi hỏi phản xây dựng các cảng nhập khẩu LNG bổ sung ở Trung Quốc, như vậy sẽ làm tăng giá trị hợp đồng lên thành 21 tỷ USD.

trung quoc ngay cang thieu khi dot tram trongAi Cập sẽ ngừng nhập khẩu khí đốt
trung quoc ngay cang thieu khi dot tram trongHungary muốn nhập khẩu khí đốt qua đường ống Turkish Stream
trung quoc ngay cang thieu khi dot tram trongKuwait vay 3,3 tỷ USD để thực hiện dự án nhập khẩu khí đốt
trung quoc ngay cang thieu khi dot tram trongSerbia tăng nhập khẩu khí đốt từ Nga

Bá Thủy

RT