Trung Quốc hướng tới an ninh năng lượng trong bối cảnh gia tăng rủi ro cạnh tranh Trung-Mỹ

12:19 | 11/03/2021

|
(PetroTimes) - Theo phóng viên South China Morning Post, kế hoạch 5 năm lần thứ 14 (2021-2025), được Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường trình bày tại Kỳ họp lưỡng hội năm 2021, đã cho thấy Trung Quốc tập trung hơn cho vấn đề an ninh năng lượng, gia tăng hơn sản lượng dầu khí trong bối cảnh rủi ro an ninh trên các tuyến đường thương mại hàng hải quan trọng tăng lên.
Trung Quốc mập mờ về lượng khí thải CO2Trung Quốc mập mờ về lượng khí thải CO2
'Phân bua' về luật hải cảnh mới, Trung Quốc 'rủ' Nhật Bản đối thoại xây dựng lòng tin'Phân bua' về luật hải cảnh mới, Trung Quốc 'rủ' Nhật Bản đối thoại xây dựng lòng tin
Trung Quốc hướng tới an ninh năng lượng trong bối cảnh gia tăng rủi ro cạnh tranh Trung-Mỹ

Kế hoạch 5 năm lần thứ 14 đã đề ra một chiến lược năng lượng nhằm bảo đảm tốt hơn nguồn cung cấp than, gia tăng sản lượng dầu thô và khí tự nhiên, cải thiện việc bảo vệ các nguồn cung cấp năng lượng; đề ra mục tiêu đa dạng hóa nguồn nhập khẩu dầu khí và bảo đảm an toàn cho các kênh vận chuyển chiến lược và các giao điểm quan trọng; tăng cường khả năng cung cấp năng lượng bền vững và ổn định, quản lý rủi ro; nhấn mạnh rằng các nhu cầu cơ bản về dầu khí cần được bảo đảm trên cơ sở tự chủ, duy trì sản xuất ổn định và tăng sản lượng nguồn dầu thô và khí tự nhiên; vạch ra kế hoạch và quản lý trên cơ sở chiến lược chuyển đổi từ than sang khí.

Theo các nhà phân tích, việc thúc đẩy chiến lược an ninh năng lượng là một nỗ lực của Trung Quốc nhằm giảm sự phụ thuộc vào các nước trong các khu vực chiến lược quan trọng, trong bối cảnh cạnh tranh địa chiến lược giữa Trung Quốc và Mỹ gia tăng. Bên cạnh năng lượng, Chính phủ Trung Quốc cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của mục tiêu an ninh lương thực, an ninh tài chính, gia tăng tỷ lệ tự chủ về các chíp máy tính lên tới 70% vào năm 2025.

Các nhà phân tích cho rằng việc Trung Quốc nhấn mạnh hơn vào an ninh năng lượng diễn ra trong bối cảnh quan hệ chính trị của Trung Quốc với một số nền kinh tế quan trọng, như Mỹ và Úc, trở nên căng thẳng hơn, có thể gây ra những mối lo ngại về an ninh cho hoạt động nhập khẩu dầu khí của Trung Quốc. Lo ngại này cũng bao gồm những rủi ro tiềm tàng trên các tuyến đường hàng hải đi qua Biển Đông, Eo biển Hozmuz và Eo biển Malacca nối Ấn Độ Dương với Thái Bình Dương. Trung Quốc đang dựa nhiều vào nguồn nhập khẩu, trong đó 70% dầu và 40% khí tự nhiên là nhập khẩu, và nguồn hàng nhập khẩu đều đi qua các đường biển quốc tế.

Trong kế hoạch 5 năm lần thứ 14, Trung Quốc cũng đưa ra kế hoạch tiếp tục phát triển năng lượng tái tạo, đề ra mục tiêu 20% năng lượng đến từ các nguồn năng lượng không hóa thạch vào năm 2025, tăng 15,9% so với năm 2020./.

Thông Thái