Thị trường LNG hiện giờ ra sao?
![]() |
Một kho chứa LNG ở Trung Quốc |
"2019 là một năm kỷ lục đối với lĩnh vực LNG cả về khối lượng nhập khẩu và các quyết định đầu tư mới", Jean-Marie Dauger, chủ tịch của Tập đoàn nhập khẩu khí tự nhiên hóa lỏng (GIIGNL) cho biết.
Năm 2019, nhập khẩu LNG toàn cầu đạt 354,7 triệu tấn, tăng 40,9 triệu tấn hay 13% so với năm trước, theo bảng tổng kết của hiệp hội các công ty lớn trong ngành (Shell, Total, Tokyo Gas ...).
Đặc biệt, đây là một năm "kỷ lục" đối với châu Âu, nơi nhập khẩu ròng tăng 75,6%.
Tuy nhiên, châu Á vẫn là khu vực nhập khẩu nhiều nhất, mặc dù khối lượng LNG đến các nước tiêu thụ lớn như Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan, giảm do tác động của thời tiết ôn hòa và sự gia tăng của điện hạt nhân.
Ở Trung Quốc, nơi LNG được sử dụng để thay thế than giúp cải thiện chất lượng không khí ở các thành phố, nhập khẩu đã tăng lên, mặc dù với tốc độ chậm hơn trước.
Do đó, châu Âu đã đóng vai trò cân bằng thị trường khi hấp thụ lượng thặng dư của nguồn cung LNG thế giới, GIIGNL lưu ý.
Thực vậy, nguồn cung này luôn rất lớn, do các cơ sở sản xuất mới được đưa vào khai thác, đáng chú ý là ở Úc, Hoa Kỳ và Nga.
Những cơ sở này dự kiến sẽ tăng thêm sản lượng: năm ngoái là năm "kỷ lục" với các quyết định đầu tư mới trong lĩnh vực này.
"Trong trung hạn, dịch bệnh Covid-19 sẽ làm giảm nhu cầu LNG của các nước nhập khẩu, trong một thị trường đã dư thừa", GIIGNL dự đoán.
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Nh.Thạch
AFP