Thâu tóm sáp nhập – nỗ lực để tồn tại

15:00 | 22/10/2020

|
Với giá một thùng bị kẹt quanh mức 40 đô la và không có khả năng phục hồi, các công ty đang sát hợp để cắt giảm chi phí và đẩy lùi đại dịch.

Hôm thứ Hai, ConocoPhillips thông báo rằng họ đang mua lại Concho Resources với giá 9,7 tỷ USD, thỏa thuận lớn nhất trong ngành kể từ khi giá dầu sụp đổ vào tháng Ba.

Ngành công nghiệp dầu khí hùng mạnh một thời đang điêu đứng, cố gắng sống sót một cách tuyệt vọng trong một trận đại dịch đã làm giảm mạnh nhu cầu đối với các sản phẩm dầu, khí.

thau-tom-sap-nhap-no-luc-de-ton-tai
Thâu tóm sáp nhập – nỗ lực để tồn tại

Làn sóng thâu tóm sáp nhập đang diễn ra mạnh mẽ tại Mỹ giữa các công ty dầu khí, dịch vụ trong bối cảnh khủng hoảng Covid-19, sau khi ConocoPhillips công bố sáp nhập Concho Resources. Công ty dầu đá phiến Pioneer Natural Resources (vốn hóa 15 tỷ USD) cho biết cũng đạt được thỏa thuận mua lại Parsley Energy (vốn hóa thị trường 4,5 tỷ USD, nợ 3 tỷ USD). Việc mua lại Parsley Energy sẽ cho phép Pioneer Natural Resources mở rộng thêm quy mô hoạt động tại lưu vực Permian. Trong 9 tháng đầu năm 2020 đã có 3 thương vụ M&A thành công, bao gồm thêm Devon Energy hợp nhất với WPX Energy giá trị 2,6 tỷ USD, Chevron mua lại Noble Energy với giá khoảng 5 tỷ USD.

Hầu hết các công ty đã cắt giảm hoạt động khoan, sa thải công nhân và xóa sổ tài sản. Hiện một số đang tìm kiếm các mục tiêu mua bán và sáp nhập để giảm chi phí. Việc mua lại, vài ngày sau khi Chevron tiếp quản Noble Energy, sẽ tạo ra một trong những công ty khai thác đá phiến lớn nhất của đất nước và báo hiệu một sự hợp nhất ngành đang tăng tốc khi giá dầu giảm quanh mức 40 USD / thùng, cao hơn mức mà nhiều doanh nghiệp cần để hòa vốn. Mới tháng trước, Devon Energy cho biết họ sẽ mua WPX Energy với giá 2,6 tỷ USD.

Nhưng nhiều nhà đầu tư không chắc những thỏa thuận như vậy sẽ đủ để bảo vệ ngành khỏi sự sụt giảm mạnh. Giá cổ phiếu của ConocoPhillips và Concho đóng cửa giảm khoảng 3% vào thứ Hai. Vấn đề lớn là vận may của các công ty dầu về cơ bản gắn liền với giá dầu và khí đốt tự nhiên, vốn vẫn ở mức thấp. Rất ít chuyên gia kỳ vọng nhu cầu dầu sẽ phục hồi hoàn toàn trước năm 2022 và một số nhà phân tích đã đi xa đến mức tuyên bố rằng nhu cầu dầu có thể đã đạt đỉnh vào năm 2019 và có thể giảm trong những năm tới khi sự phổ biến của ô tô điện ngày càng tăng.

Hơn 50 công ty dầu khí Bắc Mỹ với các khoản nợ lên tới hơn 50 tỷ USD đã xin bảo hộ phá sản trong năm nay. Trong số những người thương vong có Chesapeake Energy, một công ty tiên phong về đá phiến có trụ sở tại Oklahoma City. Nhiều thất bại hơn có thể xảy ra trong hai năm tới vì các công ty phải trả hàng chục tỷ đô la nợ.

Các công ty dầu khí đang tích trữ tiền mặt và đàm phán lại hợp đồng với các công ty dịch vụ khoan và hoàn thiện giếng. Giá thuê giàn khoan giảm khoảng 10%, gây áp lực cho các công ty thực hiện lĩnh vực này. Hơn 100.000 công nhân dầu mỏ của Mỹ đã mất việc làm trong những tháng gần đây.

Công ty dịch vụ dầu khí lớn thứ 2 - Halliburton (Mỹ) Q III ghi nhận khoản lỗ quý thứ 4 liên tiếp -17 triệu USD so với lợi nhuận 295 triệu USD cùng kỳ năm 2019, doanh thu giảm 1,8 lần xuống còn 2,975 tỷ USD, trong đó tại thị trường bắc Mỹ giảm 67% xuống gần 1 tỷ USD. Tính chung 9 tháng đầu năm 2020, công ty ghi nhận lỗ 2,71 tỷ USD so với lợi nhuận 522 triệu USD cùng kỳ năm ngoái, doanh thu giảm 35% xuống còn 11,208 tỷ USD.

Baker Hughes ghi nhận khoản lỗ 170 triệu USD trong Q III, so với lợi nhuận 57 triệu USD cùng kỳ năm 2019. Đây là quý lỗ thứ 3 liên tiếp do các nhà sản xuất cắt giảm chi phí, quy mô khoan nhằm ứng phó với tình hình thị trường dầu thế giới. Tính chung 3 quý đầu năm 2020, lỗ lũy kế lên tới -10,5 tỷ USD. Về phần mình, công ty cũng tích cực cắt giảm chi phí hoạt động, mục tiêu đến cuối năm tiết kiệm khoảng 700 triệu USD. Cùng kỳ, công ty ghi nhận doanh thu giảm -14% xuống còn 5,05 tỷ USD, trong đó, mảng dịch vụ mỏ vốn chiếm đến 46% đã giảm -31% xuống còn 2,31 tỷ USD. Doanh thu cả 9 tháng đầu năm 2020 giảm -13% xuống còn 15,2 tỷ USD.

Các công ty dầu mỏ đang đối mặt với những bất ổn đáng lo ngại, đặc biệt khi lo ngại về biến đổi khí hậu gia tăng và các chính phủ áp đặt các quy định cứng rắn hơn để giảm lượng khí thải nhà kính do đốt nhiên liệu hóa thạch. Các công ty nhỏ lo ngại một cuộc đàn áp về rò rỉ khí mê-tan và thắt chặt các quy định, đặc biệt nếu cựu Phó Tổng thống Joseph R. Biden Jr trở thành tổng thống và đảng Dân chủ nắm quyền kiểm soát Thượng viện.

Ngọc Linh