Tầm quan trọng của vệ tinh theo dõi phát thải Metan từ các mỏ dầu khí ở Mỹ
Lượng khí thải mệt an trên lưu vực Permian ở phía tây Texas. Hình ảnh từ MethaneSAT |
Vệ tinh này dự kiến sẽ hoạt động hoàn toàn vào năm 2025. Trong khi đó, MethaneAIR là máy bay được trang bị các cảm biến giống như của MethaneSAT. Dữ liệu từ MethaneAIR cho thấy những gì có thể đạt được từ một máy bay và tầm quan trọng của việc này đối với ngành dầu khí chiếm lượng lớn khí metan thải ra môi trường.
Các vệ tinh và máy bay đều thuộc các dự án của EDF (Quỹ Bảo vệ Môi trường Mỹ). Các phép đo từ chúng rất đáng tin cậy và sẽ được thực hiện liên tục với MethaneSAT, cung cấp lượng dữ liệu phong phú để hỗ trợ các công ty dầu khí trong việc xác định và khắc phục các sự cố rò rỉ khí metan. Dữ liệu này cũng sẽ giúp các cơ quan quản lý theo dõi tình hình, cung cấp thông tin chính xác cho các quốc gia đang có nhu cầu nhập khẩu khí metan sạch hoặc LNG từ Mỹ - một ngành công nghiệp đang phát triển mạnh mẽ. Hơn nữa, các thông tin này sẽ củng cố quá trình báo cáo lượng phát thải cho các bang liên quan đến các chính sách khí hậu và cho EPA (Cơ quan Bảo vệ Môi trường), cơ quan liên bang Mỹ gần đây đã thiết lập các hướng dẫn mới về rò rỉ khí metan.
Bản đồ các điểm nóng về khí mê tan
Kết quả từ hơn 30 chuyến bay của MethaneAIR từ tháng 6 đến tháng 10 năm 2023 rất đáng báo động. Đầu tiên, 12 lưu vực dầu khí lớn ở Mỹ đã phát thải tổng cộng 7,5 triệu tấn khí metan mỗi năm (gần 900 tấn mỗi giờ). Đây là nguồn ô nhiễm khí hậu đáng kể, vì khí metan có khả năng gây ô nhiễm gấp 80 lần so với CO2, tính theo trọng lượng. Hơn nữa, vì khí tự nhiên chủ yếu là metan, lượng khí bị lãng phí này có thể cung cấp năng lượng cho khoảng một nửa số hộ gia đình ở Mỹ mỗi năm, tương đương với một khoản tiền lớn.
Thứ hai, EPA có kho dữ liệu lớn về các vụ phát thải khí metan, được cung cấp một phần bởi các công ty dầu khí. Các phép đo khí metan từ trên không của EDF tiết lộ rằng các con số của EPA thấp hơn thực tế khoảng 4 lần. Vào đầu năm 2024, các quy định mới của EPA đã được công bố, siết chặt các yêu cầu về phát thải khí metan và cung cấp các giải pháp cụ thể cũng như các động lực thông qua Đạo luật Giảm lạm phát.
Thứ ba, tỷ lệ rò rỉ khí metan từ trên không do EDF ghi nhận là 1,6% tổng sản lượng khí từ 12 lưu vực. Con số này cao gấp 8 lần so với mục tiêu 0,2% được 50 công ty đặt ra tại hội nghị khí hậu COP28 vào tháng 11 năm 2023.
So sánh giữa các lưu vực đã được thực hiện. Về tổng lượng phát thải khí metan, lưu vực Permian đứng đầu, sau đó là các lưu vực Appalachian (Đông Bắc nước Mỹ) và Haynesville (Đông Texas và Louisiana).
Các lưu vực như Permian, Eagle Ford (Đông Texas) và Bakken (Bắc Dakota và Montana) có tỷ lệ phát thải khoảng 2%. Nguyên nhân có thể là do sản xuất khí liên kết, nơi khí không có giá trị kinh tế so với dầu. Khí này thường được xả ra trong khi chờ đợi một đường ống dẫn khí hoặc bị đốt cháy không đúng cách, dẫn đến việc khí metan và CO2 không được đốt cháy hoàn toàn trong khói thải.
Các lưu vực chứa các giếng cũ ở những tầng đá đã cạn kiệt, chẳng hạn như lưu vực Uinta, nơi tỷ lệ rò rỉ khí metan có thể cao hơn 7%. Một lý do có thể là các rò rỉ chưa được sửa chữa và góp phần khiến lợi suất giảm dần.
Khí gas được chứng nhận
Còn được gọi là RSG (Khí Gas Có Nguồn Gốc Có Trách Nhiệm), khí gas được đánh giá độc lập bởi một bên thứ ba và chứng nhận rằng nó được sản xuất và phân phối với mức rò rỉ metan thấp. Một số công ty đang tự chứng nhận khí gas của họ, trong khi những công ty khác, chẳng hạn như MiQ, đang đánh giá lượng phát thải khí nhà kính từ toàn bộ chuỗi cung ứng LNG: metan, CO2 và oxit nitơ. Có thể thấy vai trò của MethaneSAT trong việc chứng nhận khí tự nhiên là rất rõ ràng.
Chính phủ tạm dừng cấp giấy phép LNG
Vào tháng 1 năm 2024, chính quyền Biden đã tạm dừng việc cấp giấy phép cho một số dự án xây dựng cơ sở hạ tầng LNG mới tại Mỹ. Vấn đề này đã được thảo luận chi tiết ở nhiều nơi. Vấn đề nan giải mà Chính phủ đang phải đối mặt là xuất khẩu LNG nhằm đảm bảo an ninh năng lượng và giảm phát thải khí nhà kính bằng việc thay thế các nhà máy nhiệt điện chạy than. Ngược lại, LNG gây phát thải carbon từ các rò rỉ metan trong quá trình sản xuất và phân phối, và từ CO2 khi LNG được đốt cháy.
Trước những trở ngại trên, vệ tinh MethaneSAT của EDF một lần nữa sẽ là công cụ vô giá trong việc đo lường các rò rỉ metan, từ đó có thể được sử dụng để đánh giá sự cân bằng giữa các yếu tố nêu trên.
Nhập khẩu LNG tại thị trường châu Âu và Đông Nam Á
EDF chỉ ra rằng Liên minh Châu Âu, cũng như Nhật Bản và Hàn Quốc, những quốc gia lớn nhập khẩu LNG từ Mỹ, hiện đang đánh giá dấu chân khí metan trong chuỗi cung ứng LNG. Họ đang tìm kiếm các tiêu chuẩn phát thải mới để đảm bảo điều kiện cho việc nhập khẩu LNG. Tại đây, MethaneSAT sẽ là tài sản lớn cho hoạt động thương mại LNG quốc tế đang phát triển mạnh mẽ.
Hướng dẫn toàn cầu về metan
IEA (Tổ chức Năng lượng Quốc tế) muốn giữ mức tăng nhiệt độ toàn cầu dưới 1,5°C, như được khuyến nghị trong Thỏa thuận Paris 2015. IEA kêu gọi giảm 75% lượng phát thải metan từ các nhiên liệu hóa thạch trước năm 2030, hiện thời hạn chỉ còn 5,5 năm. Việc giám sát bằng MethaneSAT sẽ hỗ trợ rất lớn cho việc theo dõi sự đóng góp của ngành dầu khí.
Kết luận
Hành vi của con người liên quan đến việc phát thải metan chịu trách nhiệm cho khoảng 30% sự ấm lên toàn cầu, theo EDF. Cách tốt nhất để làm chậm tốc độ ấm lên toàn cầu là giảm lượng phát thải metan từ ngành công nghiệp dầu khí, nông nghiệp và xử lý chất thải. Việc phát hiện và đo lường bằng MethaneSAT sẽ là yếu tố quan trọng.
Anh Thư
AFP
- Liệu ông Trump có thể áp đặt lệnh trừng phạt mới đối với xuất khẩu dầu khí của Nga?
- 17 giàn khoan dầu ở vùng Vịnh phải sơ tán để đối phó bão Rafael
- CEO Vitol dự báo giá dầu năm 2025
- Bán nhà máy lọc dầu lớn nhất Đông Nam Âu, Lukoil sẽ rời khỏi Bulgaria
- Nga sẵn sàng tiếp tục cung cấp khí đốt cho Châu Âu