Sản lượng dầu khí của Mỹ bị ảnh hưởng nặng nề bởi thời tiết

14:00 | 08/04/2024

|
(PetroTimes) - Theo thống kê ngày 4/4, sản lượng dầu của Mỹ đã giảm mạnh do đợt rét kéo dài 10 ngày vào giữa tháng 1/2024 khiến các giếng dầu đóng băng trên diện rộng.
Sản lượng dầu khí của Mỹ bị ảnh hưởng nặng nề bởi thời tiết
Đợt rét kéo dài 10 ngày vào giữa tháng 1/2024 khiến các giếng dầu đóng băng trên diện rộng ở Mỹ. Ảnh Reuters

Sản lượng dầu thô và khí ngưng tụ trên toàn quốc đã giảm gần 24 triệu thùng hay 0,8 triệu thùng mỗi ngày trong tháng 1/2024 so với tháng 12/2023.

Đây là mức giảm hàng tháng cao nhất kể từ cơn bão mùa đông Uri vào tháng 2/2021 và trước đó là đợt dịch coronavirus vào tháng 3 và tháng 4/2020.

Trong mười ngày từ 13/1 đến 23/1, cơn bão mùa đông Heather đã khiến nhiệt độ trên khắp 48 tiểu bang thấp hơn đáng kể so với mức trung bình trong năm.

Cơn bão mùa đông đã gây ra tác động tương đối lớn đến Lưu vực Permian ở Texas và New Mexico, khiến thiết bị bị đóng băng và các đội cứu hộ không thể tiếp cận vị trí giếng khoan.

Song song với sự sụt giảm sản lượng do bão, tồn kho dầu thô thương mại đã tạm thời giảm từ 13 triệu đến 17 triệu thùng trong tháng 1 và có dấu hiệu phục hồi vào giữa tháng 2.

Hầu hết các mức giảm lớn hàng tháng khác cũng có liên quan đến các hiện tượng thời tiết cực đoan, bao gồm bão Katrina vào tháng 9/2008 và bão Rita vào tháng 9/2005.

Trong những lần gián đoạn liên quan đến thời tiết trước đây, sản lượng đều phục hồi trở lại mức trước sự kiện trong vòng một đến hai tháng.

Trong trường hợp này, có khả năng sản lượng dầu thô và khí ngưng tụ sẽ tăng trở lại mức tháng 12 trong khoảng thời gian tháng 2 và tháng 3.

Tuy nhiên, sự gián đoạn do bão gây ra sẽ gây khó khăn trong việc xác định liệu tăng trưởng sản lượng có chậm lại sau khi giá giảm kể từ giữa năm 2022 hay không.

Sản lượng trong tháng 1/2024 đã giảm 35.000 thùng/ngày sau khi tăng 1,1 triệu thùng/ngày (10%) vào tháng 12/2023.

Cho đến nay, sản lượng dầu Mỹ tăng liên tục đã khiến Ả Rập Saudi và các đồng minh OPEC+ thất vọng trong nỗ lực giảm tồn kho toàn cầu và tăng giá.

Sau cơn bão mùa đông Heather, phải mất ít nhất vài tháng để có thể đánh giá tính hiệu quả của nỗ lực này.

Khí tự nhiên của Mỹ

Sản lượng khí đốt cũng giảm trong tháng 1 do thời tiết khắc nghiệt ở lưu vực Permian và các khu vực khác.

Theo dữ liệu EIA, sản lượng khí khô giảm 103 tỷ feet khối (bcf) hay 3% trong tháng 1/2024 so với tháng 12/2023.

Sản lượng vẫn tăng 43 bcf (1%) so với cùng kỳ năm ngoái nhưng giảm so với mức tăng 197 bcf (6%) trong tháng 12/2023.

Giống như dầu, khai thác khí đốt đã chậm lại do giá giảm từ mức cao vào tháng 8/2022 xuống mức thấp nhất trong nhiều thập kỷ theo giá thực tế vào tháng 2 và tháng 3/2024.

Tuy nhiên, sự gián đoạn do thời tiết trong tháng 1 có thể sẽ bị đảo ngược vào tháng 2 và tháng 3, gây khó khăn trong việc xác định liệu tình trạng chậm lại có tiếp tục diễn ra vào đầu năm 2024 hay không.

Bất chấp đợt rét đậm liên quan đến Bão mùa đông Heather, sản lượng tăng mạnh kết hợp với mùa đông ôn hòa nói chung đã khiến lượng khí dự trữ trong kho chạm mức kỷ lục, gây áp lực lên giá cả.

Đối với dầu mỏ, tình trạng gián đoạn thời tiết đồng nghĩa sẽ mất vài tháng để nhận định liệu tăng trưởng sản lượng chậm lại có đủ để giúp tái cân bằng thị trường hay không.

Các nước châu Phi tranh thủ tăng sản lượng dầu khí trước khi OPEC có hành động mớiCác nước châu Phi tranh thủ tăng sản lượng dầu khí trước khi OPEC có hành động mới
Khí thải ở Biển Bắc giảm ngay cả khi sản lượng dầu khí tăngKhí thải ở Biển Bắc giảm ngay cả khi sản lượng dầu khí tăng
Trung Quốc ghi nhận sản lượng dầu khí tăng trong tháng 8Trung Quốc ghi nhận sản lượng dầu khí tăng trong tháng 8

Anh Thư

AFP